Trước khi tham gia vào lĩnh vào nào, điều cơ bản là bạn phải nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành của lĩnh vực đó. Với thế giới forex cũng vậy, đòi hỏi mỗi nhà đòi tư phải am hiểu, có hiểu biết sơ đẳng về các thuật ngữ forex để có thể bắt đầu các giao dịch dễ dàng hơn, tối ưu hóa lợi nhuận và làm chủ các vị thế một cách nhanh chóng. Còn bây giờ hãy chuẩn bị giấy bút và ghi chép lại các thuật ngữ cơ bản nhất mà chúng tôi sắp đề cập dưới đây nhé
Forex là gì?
Forex viết tắt của Foreign Exchange tức là hình thức trao đổi tiền tệ.
Thị trường Forex hay còn gọi là thị trường ngoại hối, nơi cho phép các nhà giao dịch, tổ chức, ký quỹ, ngân hàng trao đổi các loại tiền tệ khác nhau trên thế giới.
Hiện nay thị trường Forex ngày càng “béo bở” với khối lượng giao dịch mỗi ngày lên đến hàng tỷ đô và thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia giao dịch.
Nếu đang bị thu hút tại thị trường này và ý định chinh chiến tại đây, chúng tôi khuyên bạn cần phải nghiêm túc tìm hiểu các thuật ngữ liên quan đến forex. Bởi Forex là một thị trường rộng lớn và khá mới mẻ do đó kiến thức về thị trường này cũng vô cùng sâu rộng và phong phú.
Nếu không muốn bị nhấn chìm tại thị trường này do thiếu kiến thức cơ bản, thì hãy xem qua bài viết dưới đây nhé, Không uổng phí một phút giây nào của bạn đâu!
Các thuật ngữ trong Forex dành cho người mới bắt đầu
Trader

Trader là từ dùng để chỉ nhà giao dịch hay nhà đầu tư. Họ là những người trực tiếp tham gia vào mua hoặc bán các tài sản trên thị trường tài chính và tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả. Nếu bạn mới tham gia vào forex và thực hiện mở các lệnh đầu tiên bạn cũng được xem là một trader đấy!
Broker
Broker hay Nhà môi giới là các tổ chức, cá nhân, đóng vai trò là trung gian liên kết giữa nhà đầu tư nhỏ lẻ với các bên cung cấp lớn.
Các broker cung cấp môi trường giao dịch giúp nhà đầu tư (trader) truy cập vào thị trường ngoại hối, kết nối họ với những người cũng có nhu cầu mua hoặc bán các loại tài sản, sản phẩm trên thị trường tài chính ở khắp nơi trên thế giới.
Forex broker sẽ nhận báo giá trực tiếp từ những nhà cung cấp thanh khoản, sau đó chuyển báo giá đến nhà đầu tư. Các broker nào càng có nhiều trader tham gia có tính thanh khoản càng cao thì khả năng các lệnh được khớp là 100%, tức là nhà đầu tư sẽ luôn luôn được mua hoặc bán ra nhanh chóng với các mức giá hiện tại trên thị trường.
➞ Vì vậy, muốn thành công trên thị trường này, bạn cần tìm người bạn đồng hành là một Broker có thể đáp ứng 3 tiêu chí sau “uy tín, chất lượng, phù hợp” để trải nghiệm các giao dịch nhé.
Tài khoản Demo
Là loại tài khoản sàn cung cấp dành cho trader mới vào nghề có thể thực hành, tập luyện và thử nghiệm các chiến lược giao dịch mà không có bất kỳ rủi ro nào đối với tiền thực tế.
Cấu trúc của tài khoản demo được mô phỏng giống đến 90% tài khoản thật.
Do đó, khi giao dịch với tài khoản demo, trader có thể làm quen với thị trường, nền tảng, công cụ, chỉ báo, hiểu cách đặt lệnh và quản lý vị thế trong giao dịch.
➞ Nếu là một trader mới, lời khuyên chân thành cho bạn là hãy làm quen với giao dịch tài khoản Demo trước khi bắt đầu thực chiến với tài khoản thật. Sẽ có rất nhiều điều mới mẻ để bạn học hỏi và làm quen tại đây. Sau một thời gian nếu đã thành thạo trong các lệnh thì việc mở tài khoản thật để giao dịch cũng không muộn.
Các cặp tiền chính và phụ
Tiền tệ là sản phẩm giao dịch chính trên thị trường forex bên cạnh một số sản phẩm khác như: kim loại, hàng hoá, năng lượng, cổ phiếu…Hiểu rõ về sản phẩm mình đang giao dịch là một điều tất yếu bạn cần làm.
Trong forex, tiền tệ được giao dịch theo từng cặp chứ không phân theo từng đồng riêng lẻ. Ví dụ như các cặp tiền EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CHF,…Và chúng được chia thành 3 loại cặp tiền tệ trên thị trường gồm: cặp tiền tệ chính, cặp tiền tệ phụ, cặp tiền tệ ngoại lai.
- Cặp tiền tệ chính
Đặc điểm nhận dạng của các cặp tiền tệ chính là đi theo đồng USD – Đô la Mỹ. Đây là các đồng tiền được giao dịch thường xuyên và phổ biến. Trong forex, có 7 cặp tiền chính, có thể bạn quan tâm như:
- EUR/USD (Euro – Đô la Mỹ)
- USD/JPY (Đô la Mỹ – Yên Nhật)
- GBP/USD (Bảng Anh – Đô la Mỹ)
- USD/CHF (Đô la Mỹ – Franc Thụy Sĩ)
- AUD/USD (Đô la Úc – Đô la Mỹ)
- USD/CAD (Đô la Mỹ – Đô la Canada)
- NZD/USD (Đô la New Zealand – Đô la Mỹ)
Nhà đầu tư thường ưa thích giao dịch các cặp tiền này vì chúng thường ít biến động trên thị trường, có khối lượng thanh khoản cao cùng mức spread rất nhỏ.
- Cặp tiền chéo
Trái ngược với các cặp tiền chính cặp tiền chéo là cặp tiền không có đồng USD đi kèm. Một số cặp cặp tiền chéo như:
- EUR/GBP (Euro – Bảng Anh)
- EUR/JPY (Euro – Yên Nhật)
- GBP/JPY (Bảng Anh – Yên Nhật)
- EUR/AUD (Euro – Đô la Úc)
- …
Nếu muốn có thêm sự lựa chọn khác ngoài các cặp tiền chính, bạn có thể thử các cặp tiền này. Với spread trung bình, độ biến động khá cao.
- Cặp tiền ngoại lai
Cặp tiền ngoại lai là sự kết hợp giữa một loại tiền tệ chính với một loại tiền tệ ở các nền kinh tế mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Brazil,…
- USD/TRY (Đô la Mỹ – Lira Thổ Nhĩ Kỳ)
- USD/MXN (Đô la Mỹ – Peso México )
- EUR/HUF (Euro – Forint Hungary )….
Các cặp tiền này thường không được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi chính sự “hiếm có” của nó mà tính thanh khoản cực thấp và spread cũng khá cao.
Pip là gì?
Pip là đơn vị đo lường thể hiện sự thay đổi về giá của một cặp tiền tệ. Trong forex, các cặp tiền thường có 4 chữ số thập phân và pip nằm ở số thập phân thứ tư biểu thị cho đơn vị nhỏ nhất.
Ví dụ: Tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/USD tăng từ 1.1821 lên 1.1823 tức là giá trị của cặp tiền tệ tăng lên 2 pip (1.823-1.821= 2) hay tăng lên 0.0002 USD

Lot là gì?
Nếu pip dùng để đo lường giá trị chênh lệch giữa các cặp tiền tệ, thì lot sẽ giúp quy đổi ra số tiền thực lãi/lỗ mà nhà đầu tư nhận được.
Lot là thuật ngữ đại diện cho khối lượng giao dịch trong thị trường Forex.
Tại thị trường này, bạn sẽ mua hoặc bán ra 1 lot USD/JPY, 2 lot cho cặp tiền tệ EUR/USD. Kích thước chuẩn cho 1 Lot theo quy định là 100.000 đơn vị tiền tệ.
Nếu là các nhà giao dịch khối lượng nhỏ bạn có thể lựa chọn các kích thước Lot nhỏ hơn như Mini, Micro.

Vậy theo quy ước kích thước chuẩn, giả sử bạn dùng đồng USD, thì khi giao dịch 1 lot tiêu chuẩn tức là phải có 100.000 USD. Với các trader mới và cả trader chuyên nghiệp thì đây là một số vốn bỏ ra cao và quá nguy hiểm để giao dịch.
Vì vậy, bạn rất cần sử dụng đến công cụ tiếp theo mà chúng tôi đề cập dưới đây để hỗ trợ vốn trong giao dịch và đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Đòn bẩy (Leverage)

Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn có nguồn vốn dồi dào để thực hiện các giao dịch khối lượng lớn hơn số tiền tài khoản bạn có. Nói một cách dễ hiểu Đòn bẩy là tiền nhà môi giới cho bạn vay để thực hiện mở lệnh giao dịch.
Đòn bẩy trong Forex được thể hiện dưới dạng tỷ lệ như 1:20, 1:100, 1:500, 1:2000 và thậm chí có sàn còn hỗ trợ mức đòn bẩy 1: không giới hạn.
VD: Bạn chỉ có 50 USD để mở 1 lệnh nhưng nếu có đòn bẩy hỗ trợ mức 1:100 thì bạn có thể giao dịch lên đến 5.000 USD.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý đòn bẩy là con dao 2 lưỡi, bên cạnh việc gia tăng lợi nhuận thì nó đi kèm rủi ro cao hơn và khuếch đại thua lỗ. Lợi nhuận tăng lên bao nhiêu thì nếu thua lỗ cũng bù lại bấy nhiêu. Do đó, các bạn cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp.
Margin (ký quỹ là gì)?
Sau khi sử dụng đòn bẩy thì khái niệm Margin là điều bạn cần quan tâm tiếp theo, bởi giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể.
Margin (Ký quỹ) là một khoản tiền ký quỹ mà sàn yêu cầu trader phải có để duy trì vị thế giao dịch khi sử dụng đòn bẩy. Hiểu đơn giản, margin giống như khoản thế chấp sổ đỏ, sổ hồng… khi bạn ra ngân hàng để vay vốn vậy.
Một điều không thể chối cãi được là margin và đòn bẩy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, khi trader sử dụng mức đòn bẩy càng lớn thì margin càng nhỏ và ngược lại.
Ví dụ: Bạn muốn giao dịch 60.000 USD nhưng tài khoản chỉ có 500 USD
+ Bạn chọn tỷ lệ đòn bẩy là 1:200 => margin sẽ là 0.5%
➞ Số tiền ký quỹ phải chịu là 300 USD tài khoản có thể đáp ứng.
+ Nhưng nếu bạn chọn tỷ lệ đòn bẩy 1:2000 => margin là 0.05%
➞ Số tiền ký quỹ phải chịu là: 0.05%* 60.000 = 30 USD thấp hơn rất nhiều đúng không.
Do đó, hãy tính toán thật kỹ tỷ lệ đòn bẩy và khoản ký quỹ để đạt hiệu quả cao trong giao dịch cũng như hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu.
Spread
Là mức phí chênh lệch giữa giá mua (Buy hay còn gọi là Ask) và giá bán (Sell hay còn gọi là Bid) của một sản phẩm nhất định trên thị trường. Spread là một trong những chi phí luôn có khi trader giao dịch. Spread càng ít (càng nhỏ) thì chi phí giao dịch càng thấp.
Ví dụ: Bạn giao dịch cặp tiền EUR/USD với giá mua là 1.0984 và giá bán là 1.0983 thì phí spread cho tổng chênh lệch này là 0,0001 hay 1 pip (lấy 1,0984 – 1,0983). Đây cũng là lý do mà ngay khi bạn mới mở lệnh, bạn sẽ chịu một khoản thua lỗ nhỏ do có sự chênh lệch của spread.
Commission

Phí commission hay phí hoa hồng là số tiền mà trader phải trả cho nhà môi giới để họ thực thi lệnh. Tuy nhiên, không phải lúc này bạn cũng phải trả loại phí này do có một số tài khoản thường miễn phí hoa hồng nhưng bù lại được tính vào spread.
Phí commision được các sàn tính theo cả 2 chiều mở và đóng. Ngay khi mở lệnh, sàn forex đã thu phí commission 1 lần cho cả 2 chiều. Chứ không phải mở lệnh sàn thu 1 lần, đóng lệnh sẽ thu lượt phí còn lại. Hiện nay, phí hoa hồng trung bình tại các sàn là 7 USD/lot/2 chiều.
Swap
Là loại phí mà bạn phải trả hay được nhận để giữ 1 lệnh qua đêm. Phí swap phụ thuộc vào thị trường bạn đang giao dịch.
Swap là một loại chi phí đặc biệt vì không phải lúc nào các nhà giao dịch cũng phải trả loại phí này cho Broker. Swap chỉ trở thành chi phí giao dịch khi trader giữ một lệnh từ ngày hôm nay sang ngày hôm sau với lãi suất của đồng tiền mua vào thấp hơn lãi suất của đồng tiền bán ra.
Lời kết
Như vậy là bạn đã tìm hiểu sơ qua các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch forex rồi đấy. Hy vọng các trader mới có thể nắm vững các khái niệm cơ bản và vận dụng một cách hiệu quả trong các giao dịch sắp tới của mình. Chúc các bạn thành công trên hành trình đầu tư!