Daututhongminh.com
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
No Result
View All Result
Daututhongminh.com
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

Tài khoản PAMM là gì? Tiêu chí để lựa chọn PAMM uy tín

My Trinh by My Trinh
August 15, 2021
Reading Time:12 mins read
Tài khoản PAMM là gì? Tiêu chí để lựa chọn PAMM uy tín

Khi tham gia giao dịch forex, thông thường bạn sẽ nghe đến các loại tài khoản như Cent, Standard, VIP, Pro hay ECN,… Đối với những tài khoản này, bạn sẽ bước vào thị trường và “quyết chiến” bằng chính bản thân mình. Dù có thua lỗ hay lợi nhuận thì chỉ có bản thân tự chịu trách nhiệm với điều đó. Nhưng có một loại tài khoản mà bạn có thể kiếm được thu nhập thu động một cách an toàn đó chính là PAMM. Vậy tài khoản PAMM là gì? Cách thức hoạt động của tài khoản PAMM như thế nào? Tiêu chí nào để lựa chọn được PAMM uy tín? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rebate là gì? Các sàn forex uy tín có chương trình Rebate

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

Flash Crash là gì? Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash

Tài khoản PAMM là gì? 

PAMM hay tài khoản PAMM (Percentage Allocation Managerment Module) – là một mô đun quản lý phân bổ theo tỷ lệ phần trăm, được sử dụng phổ biến trong giao dịch forex. Theo đó, các nhà môi giới sẽ cung cấp loại tài khoản PAMM này, cho phép nhà đầu tư có thể phân bổ tiền của mình theo tỷ lệ phần trăm cho các nhà giao dịch hay nhà quản lý vốn mà họ tin tưởng. Những nhà giao dịch, nhà quản lý vốn này sẽ sử dụng vốn của nhà đầu tư để thực hiện các giao dịch trên thị trường ngoại hối để đem lại lợi nhuận và phân chia theo tỷ lệ đã thỏa thuận trước. 

Như vậy, với mô hình của PAMM, ta có thể nhận ra các bên tham gia như:

  • Nhà môi giới có cung cấp tài khoản PAMM
  • Nhà giao dịch/Nhà quản lý vốn của nhà đầu tư
  • Nhà đầu tư 

Vậy tài khoản PAMM được hình thành với ý nghĩa gì? Hãy tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Ý nghĩa của tài khoản PAMM

Đối với nhà đầu tư

Tài khoản PAMM như một “cứu cánh” dành cho những nhà đầu tư có nguồn vốn rảnh rỗi, muốn tham gia giao dịch forex nhưng chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm. Hoặc đơn giản là, bạn là một trader có sẵn vốn nhưng không có thời gian để tham gia, muốn kiếm thêm một nguồn thu nhập khác từ đầu tư forex. Thì tài khoản PAMM sẽ giúp bạn kiếm được lợi nhuận thông qua nhà quản lý vốn, tất nhiên là sẽ có sự thỏa thuận về vấn đề phân chia lợi nhuận giữa 2 bên. 

Đối với nhà quản lý vốn

Ý nghĩa của tài khoản PAMM đối với nhà quản lý vốn sẽ ngược lại đối với nhà đầu tư. Thông qua PAMM nhà quản lý vốn có thể sử dụng kiến thức và khả năng cũng như kinh nghiệm thị trường của mình để kiếm được lợi nhuận, nhưng sẽ dựa vào nguồn vốn của nhà đầu tư bỏ ra vì thông thường những người quản lý vốn sẽ có có tài sản hạn chế. Việc chia lợi nhuận của 2 bên sẽ được quy định theo tỷ lệ phần trăm trong tài khoản PAMM để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp. 

Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na tài khoản PAMM là một mô hình đầu tư thu nhỏ được tích hợp bên trong một sàn forex, ở đó nhà đầu tư sẽ chia nhỏ nguồn vốn của mình ra theo tỷ lệ phần trăm cho các nhà quản lý vốn. Nhà quản lý vốn sẽ giao dịch trên thị trường forex để kiếm lợi nhuận và “ăn chia” với nhau theo tỷ lệ mà quỹ PAMM đã quy định. 

Lý thuyết là như vậy, nhưng để hiểu hơn thì bạn hãy tiếp tục theo dõi những phần bên dưới bạn nhé!

Cách thức hoạt động của tài khoản PAMM

Về cơ bản, giống như những gì đã nhắc đến trong khái niệm và ý nghĩa chính là cách mà tài khoản PAMM hoạt động. Nhưng để cụ thể hơn, hãy theo dõi ví dụ thực tế dưới đây nhé!

Trước tiên, để bắt đầu tham gia vào một tài khoản PAMM, trader cần phải có một nguồn vốn kha khá, đồng thời kèm theo những điều kiện cần thiết như: tiền nạp tối thiểu, thời gian giao dịch, bảo hiểm và tỷ lệ chia lợi nhuận theo yêu cầu của nhà quản lý vốn. 

Ví dụ thực tế:

Một tài khoản PAMM sở hữu nguồn vốn là 15,000 USD và tỷ lệ chia lợi nhuận cho nhà quản lý vốn là 10%, được góp vào với số cổ phần như sau:

  • Tài khoản 1: 5,000 USD = 33,33%
  • Tài khoản 2: 4,000 USD = 26,67%
  • Tài khoản 3: 6,000 USD = 40%

=> Tài khoản 3 là nhà quản lý vốn. 

Trong khoảng thời gian 1 tháng, tài khoản 3 thu được lợi nhuận là 40% (6,000 USD). Tài khoản 3 sẽ lấy đi 10% phí lợi nhuận kiếm được (600 USD), còn lại 5,400 USD. Như vậy, khi chia lợi nhuận sẽ có kết quả như sau: 

  • Tài khoản 1: 5,400 * 33,33% = 1,799.82USD
  • Tài khoản 2: 5,400 * 26,67% = 1,440.18 USD
  • Tài khoản 3: 5,400 * 40% = 2,160 USD + 600 USD = 2,760 USD

Đến đây, bạn có thắc mắc vậy vai trò của sàn forex ở là gì hay không? Sàn forex lúc này sẽ trở thành một yếu tố trung gian giữa nhà đầu tư và nhà quản lý vốn, thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Cung cấp một nền tảng giao dịch hiện đại, tiên tiến và an toàn, giúp cho nhà đầu tư và nhà quản lý vốn tương tác được tốt hơn. 
  • Cho phép các nhà đầu tư đánh giá, phản hồi và xếp hạng nhà quản lý vốn.
  • Tạo điều kiện cho những giao dịch của nhà đầu tư và nhà quản lý được thực hiện một cách minh bạch và an toàn. 
  • Cho phép 2 bên thực hiện các hoạt động ký quỹ, nạp tiền và rút tiền được linh hoạt. 

Ưu nhược điểm của tài khoản PAMM

Từ cách thức hoạt động của tài khoản PAMM, có thể nhiều nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng sẽ luôn tạo ra được lợi nhuận. Nhưng không, bên cạnh những ưu điểm thì PAMM cũng còn những điểm hạn chế mà chúng ta cần phải nắm. 

Ưu điểm

Đối với nhà đầu tư

  • Nhà đầu tư có thể dựa vào nguồn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm giao dịch của nhà quản lý quỹ để kiếm được lợi nhuận. Vì thế, chỉ cần có vốn mà hạn chế về mặt kiến thức vẫn có thể làm giàu. 
  • Nhà đầu tư có thể dùng nguồn vốn rảnh rỗi, kiếm tiền thụ động thông qua các giao dịch tự động mà không cần phải đích thân thực hiện. 
  • Tiền kiếm được từ tài khoản PAMM sẽ được phân chia theo tỷ lệ quy định cho nhà đầu tư. 
  • Tính an toàn cao vì nhà đầu tư không cần phải lo ngại nhà quản lý vốn “ăn chặn” tiền của mình. 
  • Vì tính minh bạch của tài khoản PAMM, nên nhà đầu tư có thể kiểm soát được nguồn vốn lẫn lợi nhuận thu được, có thể thực hiện các giao dịch nạp, rút một cách linh hoạt. 
  • Nhà đầu tư có thể lựa chọn được một trong nhiều nhà quản lý vốn chất lượng và uy tín. 

Đối với nhà quản lý vốn

  • Thông qua tài khoản PAMM, nhà quản lý vốn sẽ có cơ hội thực hiện các giao dịch với nguồn vốn cao hơn, khả năng sinh lời cũng sẽ được nâng cao lên. 
  • PAMM cho phép nhà quản lý vốn thể hiện được khả năng, nguồn kiến thức và kinh nghiệm của mình để kiếm tiền thông qua vốn của nhà đầu tư. 

Nhược điểm

  • Nếu không được một tài khoản PAMM chất lượng và uy tín, nhà đầu tư có thể chịu thua lỗ, mất các khoản tiền đã gửi vào PAMM.
  • Thị trường forex là một thị trường đầy biến động, chính vì thế việc kiếm lợi nhuận cũng sẽ gặp không ít khó khăn đối với nhà đầu tư lẫn nhà quản lý vốn. 
  • Đồng thời, nếu thực hiện các giao dịch thua lỗ, cả nhà đầu tư và nhà quản lý vốn đều chịu, và nhà quản lý vốn phải chịu tai tiếng mà mất đi khả năng “hành nghề”. 

Tiêu chí để lựa chọn PAMM uy tín

Như vậy, nếu muốn kiếm được lợi nhuận từ PAMM thì điều quan trọng là bạn phải tìm được một tài khoản PAMM uy tín. Vậy tiêu chí nào được đặt ra khi lựa chọn và “giao tiền” cho họ? Hãy tham khảo những bí kép dưới đây nhé!

Kinh nghiệm người quản lý tài khoản PAMM

Đây chắc chắn là tiêu chí được nhắc đến đầu tiên và cũng là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Một người quản lý có kinh nghiệm giao dịch dày dặn, kiến thức đủ uyên bác tất nhiên sẽ giúp cho túi tiền của bạn có khả năng được dày lên từng ngày. Cụ thể, bạn nên chọn những người quản lý có từ 3 đến 4 năm kinh nghiệm trở lên, cùng với hiệu suất giao dịch đều đặn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. 

Kiểm tra được chất lượng của sàn thông qua nhà quản lý

Hãy để nhà quản lý thực hiện thay bạn những điều mà bạn cần biết tại sàn forex mình chọn, sau đó quan sát cách giao dịch của nhà quản lý làm, từ đó bạn sẽ có câu trả lời. Sàn có uy tín hay không bạn có thể dựa vào nhà quản lý vốn để tìm kiếm thông tin. 

Khả năng thu lợi nhuận của nhà quản lý

Vì không phải lúc nào thị trường cũng sẽ ưu ái mà đem lại nguồn lợi nhuận, đôi khi sẽ có những trường hợp nhà quản lý thực hiện các giao dịch nhưng bị thua lỗ. Nhưng vấn đề là khả năng thu hồi lại nguồn vốn ban đầu cũng sẽ chứng tỏ được năng lực của nhà quản lý. 

Mức vốn của nhà quản lý 

Hãy lựa chọn một nhà quản lý có nguồn vốn tối thiểu nằm ở mức ngang hàng với mình hoặc chỉ ở mức độ trung bình. Điều này sẽ dễ dàng trong những giao dịch của 2 bên, nó sẽ không phải là quá ít lúc cần và không quá nhiều cho những trường hợp dễ xảy ra rủi ro

Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu giao dịch của mỗi người mà sẽ có những tiêu chí khác nhau như phong cách giao dịch, lợi nhuận trung bình hàng tháng, hàng quý,… nhưng trên đây là những yếu tố cơ bản nhất để lựa chọn được một tài khoản PAMM uy tín. 

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, Đầu tư thông minh đã tiếp thêm cho bạn một nguồn kiến thức mới vô cùng bổ ích. Quả thật tài khoản PAMM có khá nhiều ưu điểm đáng để nhắc đến, nhưng trader không nên quá chủ quan vì thị trường này cũng giống với chiến trường, cần phải đề cao cảnh giác. Chúc các bạn thành công với những giao dịch của mình!

ShareTweetPin
My Trinh

My Trinh

Bài viết liên quan

Bullish là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả trên thị trường Bullish
Kiến Thức

Bullish là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả trên thị trường Bullish

August 15, 2021
Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask
Kiến Thức

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask

August 15, 2021
Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả
Kiến Thức

Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả

August 15, 2021
Bear market và Bull market là gì?
Kiến Thức

Bear market và Bull market là gì?

August 15, 2021
Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?
Kiến Thức

Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?

August 15, 2021
Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish
Kiến Thức

Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish

August 15, 2021
Next Post
Bán khống là gì? Bán khống chứng khoán ở Việt Nam có hợp pháp không?

Bán khống là gì? Bán khống chứng khoán ở Việt Nam có hợp pháp không?

Đầu tư forex có hợp pháp không?

Đầu tư forex có hợp pháp không?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Được đề xuất

Mitrade là gì? Đánh giá sàn Mitrade chi tiết nhất

Mitrade là gì? Đánh giá sàn Mitrade chi tiết nhất

August 4, 2021
Long Short là gì? Position là gì?

Long Short là gì? Position là gì?

August 15, 2021
Vantage FX là gì? Đánh giá sàn Vantage FX

Vantage FX là gì? Đánh giá sàn Vantage FX

August 5, 2021

Được Xem Nhiều Nhất

  • Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Pip là gì? Giá trị 1 pip bằng bao nhiêu USD?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Deniex là gì? Sự thật về nguồn thu nhập thụ động 4.0

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • CJC Markets là gì? Đánh giá sàn CJC Markets mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Daututhongminh.com

Daututhongminh.com

Đầu Tư Thông Minh là trang web chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí.

XEM THÊM »

Bài Viết Mới

  • Swing Trading là gì? Chiến lược Swing Trading hiệu quả
  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex
  • Martingale là gì? Có nên áp dụng Martingale trong forex không?

Danh Mục

  • Hướng Dẫn
  • Kiến Thức
  • Kiến thức cơ bản
  • Sàn Giao Dịch

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?