Sideway là hiện tượng bên mua và bên bán cân bằng thế lực với nhau. Đối với nhiều nhà đầu tư họ xem rằng thị trường sideway xuất hiện cũng là lúc trader nghỉ ngơi và chờ đợi thời cơ mới. Nhưng với một số trader khác, họ cũng có thể kiếm lợi nhuận ngay cả với xu hướng sideway. Vậy sideway là gì? Làm thế nào để xác định thị trường sideway? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!
Sideway là gì?
Sideway là thuật ngữ biểu hiện thị trường đi ngang, không xác định được xu hướng và dao động trong một khoảng giá nhất định trong một thời gian dài. Tại thị trường sideway, các đỉnh và đáy thường nằm trong một biên độ tạo nên các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Cũng có nghĩa là, thị trường Sideway là thời điểm bên mua và bên bán có sức mạnh cân bằng, ngang nhau.

Không chỉ thị trường forex mà bất cứ thị trường nào cũng vậy, giá của một sản phẩm không thể mãi lên hoặc xuống, nên xảy ra hiện tượng sideway cũng là điều tất yếu. Thị trường sideway cũng được xem như cả hai phe mua và bán đang “dậm chân tại chỗ”, là thời gian nghỉ ngơi của thị trường, lúc thị trường đang ở trạng thái tích lũy.
Tại sao thị trường xuất hiện Sideway?
Thị trường Sideway xuất hiện khi có một số nguyên nhân tiêu biểu:
- Nền kinh tế trì trệ, không còn gây hấp dẫn với các nhà đầu tư
- Khi xu hướng thị trường tăng/giảm trong một thời gian dài và đến thời gian nghỉ ngơi.
- Xuất hiện thông tin tiêu cực lẫn tích cực có sự ảnh hưởng ngang bằng nhau, khiến giá không thể nghiêng về một bên nào không.
Sideway xảy ra và kết thúc khi nào?
Sideway xảy ra khi nào?
Như đã nói ở trên, thị trường sideway thường được xuất hiện vào sau cuối mỗi lần thị trường tăng/giảm mạnh trước đó. Hay hiểu cách khác, sideway được tạo ra khi giá bắt đầu tạo ra hơn 4 điểm đỉnh và đáy nhưng lại không hình thành được đỉnh mới cao hơn hoặc thấp hơn.

Sau khi xuất hiện Sideway, giá thị trường di chuyển giữa khu vực đường hỗ trợ và kháng cự mà không thể phá vỡ được 1 trong đường đó mặc dù sẽ có những thời điểm giá gần tiếp cận được.
Sideway kết thúc khi nào?

Thị trường sideway được kết thúc khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự và hỗ trợ để hình thành xu hướng mới. Xu hướng mới có thể quay trở về xu hướng cũ, hoặc ngược lại.
Đặc điểm của thị trường Sideway
Có nhiều cách khác nhau để nhận biết đặc điểm của thị trường sideway. Trader có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hoặc cũng có thể dùng mắt thường. Nhìn chung, thị trường sideway có những đặc điểm nổi bật như:
- Các đỉnh và đáy tại thị trường không bắt buộc phải cân bằng nhau. Thay vào đó, biên độ dao động diễn ra trong một thời gian dài.
- Biên độ dao động của thị trường cũng có thể nằm trên 2 đường thẳng phân kỳ hoặc hội tụ, dốc lên hoặc dốc xuống.
- Sideway thường xuất hiện sau khi thị trường biến động mạnh, tăng hoặc giảm mạnh.
- Khối lượng giao dịch trong thị trường Sideway thường rất thấp.
- Trong thời điểm giá đi ngang với biên độ hẹp kéo dài, tức thị trường đang tích luỹ và chờ cơ hội để xác định thị trường Sideway.
Các cách xác định thị trường Sideway
Xác định dựa trên đường hỗ trợ và kháng cự nằm ngang
Đây là cách xác định được nhiều trader sử dụng vì phương pháp này khá đơn giản.

Nhìn vào biểu đồ thị trường, nếu giá đang đi theo xu hướng ổn định, bạn kẻ 2 đường thẳng như hình trên. Đó là 2 đường thẳng đi qua các đỉnh và các đáy, gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự. Nếu kẻ thành công, nghĩa là thị trường đang trong xu hướng sideway.
Sử dụng chỉ báo trung bình động MA

Thị trường đang ở trạng thái lên hoặc xuống thì giá có hiện tượng cắt đường trung bình động MA. Giá cắt đường tại đỉnh và tại đáy từ 1 đến 2 lần. Nếu giá càng đi ngang, đường MA và giá càng cắt nhau.
Cách giao dịch với thị trường Sideway
Sau khi xác định được thị trường Sideway, bạn bắt đầu thực hiện giao dịch theo các bước:
Bước 1: Xác định các mức kháng cự và hỗ trợ của thị trường Sideway
Bước 2: Vào lệnh
- Đặt lệnh Buy khi giá giảm xuống gần với đường hỗ trợ. Trader vào lệnh tại điểm giá chạm đường hỗ trợ hoặc sau 1 đến 2 phiên tăng giá sau đó.
- Trader cũng có thể đặt lệnh Sell khi giá lên gần đường kháng cự, vào lệnh tại điểm giá chạm đường kháng cự hoặc sau 1 – 2 phiên giảm giá sau đó.
Bước 3: Đặt Stop Loss
- Đối với vị thế mua (buy): Trader thực hiện đặt stop loss dưới đường hỗ trợ một đoạn ngắn vừa phải tùy theo mức độ chịu rủi ro của bạn.
- Đối với vị thế bán: trader đặt tỷ lệ stop loss trên đường kháng cự một đoạn và tuỳ theo mức độ bạn chịu được rủi ro.
Lời kết
Sideway – thị trường xu hướng đi ngang, thường xuất hiện sau thời điểm giá biến động mạnh. Điều quan trọng nhất với trader khi giao dịch tại thị trường Sideway là phải nhận định được thị trường đó có thoả mãn các điều kiện giao dịch hay không. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ Sideway là gì và những vấn đề cơ bản liên quan đến Sideway. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào đến sideway và kiến thức forex hãy liên hệ ngay Đầu tư thông minh để được giải đáp bạn nhé!