Với sự phát triển của thị trường ngoại hối, hiện nay được rất nhiều trader quan tâm và tham gia đầu tư. Mỗi người sẽ có mỗi phong cách giao dịch và chiến lược riêng để đem lại hiệu quả tốt nhất cho mình. Trong đó, phải nhắc đến scalping – một hình thức giao dịch có thể mang lại lợi nhuận tức thì mà hầu hết trader lựa chọn. Vậy scalping là gì? Bài viết dưới đâu Đầu tư thông minh sẽ giải đáp cụ thể đến bạn thuật ngữ này, đồng thời chia sẻ cách chơi scalping hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Scalping là gì?

Scalping – giao dịch lướt sóng, là một chiến lược giao dịch được nhiều trader áp dụng trong forex. Khi giao dịch scalping, trader sẽ thực hiện nhiều giao dịch và tìm cách chốt lời trong một khoảng thời gian rất ngắn, từ lúc mở lệnh cho đến lúc đóng lệnh chỉ trong vòng 1 phút – 5 phút.
Như vậy, với lối giao dịch scalping nhà đầu tư không kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận vài chục pip trên 1 lệnh , mà thông thường sẽ được tính bằng đơn vị nhỏ lẻ nhu 1 pip, 2 pips, 3 pips,…Việc thực hiện nhiều lệnh như vậy, dần dần sẽ “tích tiểu thành đại” túi tiền của trader sẽ đầy nhờ vào những cơ hội chớp nhoáng.
Ví dụ: một trader có thể tìm cách kiếm lợi nhuận từ biến động 1 hoặc 2 pips đối với cặp EUR/USD trong khoảng thời gian chỉ 60 giây. Sau đó, sẽ tìm cách lặp lại quá trình này nhiều lần trong ngày và các giao dịch có lợi nhuận nhỏ có thể cộng lại với số tiền lớn hơn nhiều.
Tuy nhiên, nếu giao dịch theo phong cách lướt sóng trader cần phải có tính kỷ luật và trang bị một hệ thống quản lý rủi ro thật sự kỹ càng. Vì sao như vậy? Lý do cho tính kỷ luật là vì giao dịch scalping thường phải mở một lượng lớn các lệnh mỗi ngày, thực hiện đóng lệnh trong thời gian ngắn, vì thế trader cần phải cân nhắc nên giao dịch bao nhiêu lệnh là đủ, đưa ra nguyên tắc trước khi thực hiện. Và thực tế là khi mở ra nhiều lệnh giao dịch với lợi nhuận nhỏ thì hệ thống quản lý rủi ro của họ không nên cho phép giữ lại các giao dịch thua lỗ quá lâu, đơn giản vì những khoản lỗ lớn có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn lợi nhuận đã tạo.
Sự khác biệt giữa giao dịch scalping và giao dịch trong ngày (Day trade)
Ngoài scalping thì một hình thức giao dịch khác cũng phổ biến không kém đó là “day trade”, thế nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt cần phải nhận dạng để trader không bị nhầm lẫn.
- Sự khác biệt được nhắc đến đầu tiên là về khung thời gian: trong khi những trader theo lối scalping sẽ giao dịch tại một khung thời gian đặc biệt ngắn, thường là 1 đến 2 phút trên thị trường, thì những day trader sẽ giao dịch trên thị trường với khung thời gian dài, thường là 1 đến 2 giờ.
- Quy mô tài khoản: các scalper thường giao dịch với quy mô tài khoản lớn và chấp nhận rủi ro cao trên thị trường. Mặt khác, các day trader lại có quy mô tài khoản trung bình nhưng lại thực hiện giao dịch với khối lượng lot cao.
- Phong cách đặt lệnh: đối với scalper sẽ liên tục đặt lệnh, chỉ cần cảm thấy thị trường sẽ có lợi thì sẽ đặt lệnh không ngừng nghỉ và đóng lệnh trong tích tắc, lướt thật nhanh trên những con sóng lớn, và không bao giờ treo lệnh qua đêm. Nhưng day trader, thường chỉ đặt từ 1 đến 2 lệnh hoặc trải rộng thành nhiều lệnh trong 1 ngày.
- Kết quả: sự khác biệt chính giữa day trade và scalping là khi các trader thực sự nhìn thấy kết quả. Scalpers sẽ nhận được kết quả của họ ngay lập tức, trong khi các day trader nhận được chúng trong ngày.
Scalping thích hợp với những trader nào?
Nếu như bạn thắc mắc liệu “Scalping thích hợp với những trader nào?” thì lời giải đáp chính là dựa vào phong cách giao dịch của từng nhà đầu tư. Tùy vào mỗi người, sẽ có tình cách, phương thức giao dịch, nguồn vốn,… khác nhau, có thể nói là trader cũng có thể áp dụng hình thức giao dịch scalping, nhưng phù hợp nhất là:
Newbie – trader mới bắt đầu biết đến giao dịch forex
Hầu hết, những newbie đều sẽ giao dịch theo lối scalping, có thể gọi đó là một quy luật “thuận theo tự nhiên”. Bởi vì, khi mới tham gia thị trường forex, các khác khái niệm về những thuật ngữ cơ bản, phân tích thị trường họ đều chưa nắm được nhiều. Vì thế theo quán tính họ sẽ đặt lệnh đến khi thấy lợi nhuận (dù chỉ 1 pip đến 2 pip) ngay lập tức đã chốt lệnh. Bên cạnh nguồn kiến thức còn hạn chế, thì newbie chưa thể chấp nhận được những rủi ro lớn, nên scalping là lối đánh thích hợp nhất với họ.
Trader chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm
Khi đã hiểu rõ tường tận mọi ngóc ngách trong của giao dịch scalping, những trader chuyên nghiệp sẽ tận dụng những ưu điểm và kết hợp với kinh nghiệm của mình để chớp lấy cơ hội “vượt mặt” thị trường đem lại lợi nhuận cho mình.
Trader có nhiều khung thời gian nhàn rỗi trong ngày
Scalping đòi hỏi trader phải dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình để dự đoán thời điểm nào thị trường có lợi để đặt lệnh.
Trader trẻ tuổi
Scalping sẽ phù hợp với những người có tính nhạy bén, linh hoạt và quyết đoán. Vì phải giao dịch trong thời gian ngắn, thao tác chốt lệnh phải thật nhanh chóng mới có thể gặt hái được lợi nhuận. Điều này hoàn toàn thích hợp với những người trẻ tuổi, khả năng phản ứng và xử lý tình huống sẽ nhanh hơn. Chúng ta có thể hình dung giao dịch scalping tương tự như trò chơi lướt sóng trên biển, phải dự đoán được khi nào có những con sóng lớn mới đưa được người chơi nhảy vọt lên cao hơn.
Ưu và nhược điểm của giao dịch scalping
Dựa vào khái niệm của scalping, chúng ta cũng có thể nắm được những ưu, nhược điểm mang lại. Hãy tiếp tục theo dõi để có chiến lược giao dịch riêng cho mình bạn nhé!

Ưu điểm
- Kết quả được hiển thị nhanh chóng: với khung thời gian trong vòng từ 1 phút đến 5 phút thì tất nhiên là trader không phải đợi kết quả như những lối giao dịch khác. Scalping là tận dụng những biến động nhỏ nhất của thị trường để thu lợi nhuận, dù thắng hay thua thì đều sẽ kết thúc một cách nhanh chóng.
- Mở nhiều lệnh giao dịch: giống như việc thả con tép để bắt con tôm, muốn có nhiều tôm thì cần phải có nhiều tép. Để “gặt hái” được lợi nhuận, trader cần phải gieo trồng nhiều hạt giống mới có thể gom góp cho đầy túi tiền. Mỗi ngày, trader có thể mở đến vài chục lệnh hay lên hàng trăm là chuyện rất bình thường.
- Tâm lý thoải mái: chính vì việc mở đóng lệnh được thực hiện chớp nhoáng, nên trader không cần phải thấp thỏm mở chart để xem giá cả thị trường diễn biến thế nào.
- Không bị ảnh hưởng nhiều bởi những tác động như tin tức: vì chỉ tận dụng những biến động nhỏ, nên vào những thời điểm thị trường bị tác động bởi tin tức thì trader sẽ tránh giao dịch dịch để hạn chế rủi ro xảy ra.
Nhược điểm
- Khối lượng giao dịch lớn: lợi nhuận đến từ scalping chỉ được tính từ 1 pip, 2 pips, 3 pips,… nên yêu cầu cần thiết là trader phải giao dịch với một khối lượng lot lớn thì lợi nhuận mới đáng kể, vì còn trừ đi các chi phí giao dịch.
- Nếu không có stop loss sẽ dễ bị thua lỗ: không phải scalping sẽ luôn đem lại lợi nhuận mà có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào. Nếu ỷ lại vào thời gian ngắn mà không đặt lệnh cắt lỗ sẽ nhanh chóng thiêu cháy tài khoản của bạn.
Cách chơi scalping hiệu quả nhất
Khi giao dịch scalping, nhằm tận dụng triệt để những ưu điểm, muốn đánh nhanh rút gọn thì nhà đầu tư cần phải có những phương pháp tối ưu nhất. Để có thể bắt kịp được “thời điểm vàng”, trader cần phải vận dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để phán đoán tình hình thị trường. Bạn có thể tham khảo những công cụ dưới đây để vận dụng cho những giao dịch của mình bạn nhé!
Đường trung bình Moving Average (MA)

Một trong những chỉ báo giúp cho việc phân tích thị trường hiệu quả nhất đó là các đường trung bình MA. Thông qua đường trung bình MA, nhà đầu tư có thể tìm được điểm vào lệnh và thoát lệnh một cách chính xác hơn, đem lại hiệu quả trong tích tắc. Trong đó, có 2 đường MA được sử dụng phổ biến nhất:
- Đường SMA: viết tắt của Simple Moving Average – là công cụ chỉ báo phản ánh biến động giá giản đơn. Đây được xem là công cụ cơ bản nhất dành cho các nhà đầu tư nếu muốn sử dụng để phân tích kỹ thuật.
- Đường EMA: viết tắt của Exponential Moving Average – là đường trung bình lũy thừa hay đường trung bình cấp số nhân, được tính bằng công thức hàm mũ, đặt trọng số cao hơn vào các biến động giá gần nhất.
Tùy vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi người sẽ vận dụng những đường trung bình khác nhau, mục đích chính vẫn là giúp cho việc thực hiện lệnh được chính xác và hiệu quả hơn.
Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI là một chỉ báo về sức mạnh tương đối, một công cụ đem lại hiệu quả giao dịch rất tốt, các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ báo này để đo lường mức độ biến động giá trong thời gian gần nhất. Vì RSI sẽ dao động giữa 2 điểm cực từ 0 đến 100 nên:
- Nếu RSI nằm trong ngưỡng từ 0 đến 30 thì có nghĩa là thị trường đang nằm ở mức quá bán (giảm), giá của các sản phẩm có thể gần như chạm đáy và sẽ là tín hiệu cho thị trường sắp đảo chiều, tăng giá trở lại.
- Ngược lại, nếu RSI nằm trong ngưỡng trên 70 thì nghĩa là thị trường đang nằm ở mức quá mua (tăng), giá của các sản phẩm đang tăng cao, gần như chạm đỉnh và sẽ có khả năng giảm.
Thông qua chỉ báo này nhà đầu tư có thể nhận biết được sản phẩm bạn chọn đang ở mức quá mua hay mức quá bán và khả năng đảo chiều, từ đó có thể đặt lệnh đúng thời điểm, đem lại hiệu quả cao.
Chỉ báo Stochastic

Stochastic cũng là chỉ báo rất thông dụng trong phân tích kỹ thuật, đây là loại chỉ báo đo lường quán tính và sức mạnh của giá. Thông qua chỉ báo Stochastic với dạng chỉ báo sớm, sẽ chỉ ra các tín hiệu đảo chiều xu hướng sớm hơn diễn biến của giá qua những tín hiệu quá mua/quá bán.
Tóm lại, để có thể chơi scalping một cách hiệu quả nhất ngoài việc kết hợp các công cụ phân tích kỹ thuật trader cần phải có một chiến lược quản lý rủi ro trong những trường hợp không mong đợi. Vì kiếm lợi nhuận trên những cơ hội nhỏ nhất, thế nên rất cần cơ chế quản lý lệnh hiệu quả, đặt stop loss, lập tức đóng những lệnh thua lỗ để không bị ảnh hưởng đến những lệnh đang có lợi nhuận. Ngoài ra, trader cần phải biết cách quản lý nguồn vốn của mình, tránh xa đọa đặt lệnh tùy ý mà không quan tâm đến ngân sách của mình cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường bạn nhé!
Lời kết
Scalping – lối đánh lướt sóng được rất nhiều trader sử dụng để kiếm lợi nhuận một cách nhanh chóng. Nhưng điều quan trọng vẫn là kiến thức và kinh nghiệm giao dịch, nhà đầu tư nên học hỏi dần dần, từ đó sẽ nâng cao được khả năng của mình. Tuy scalping có tiềm năng sinh lời, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro song song, vì thế hãy cân nhắc và cẩn trọng khi giao dịch bạn nhé! Chúc các bạn thành công.