Daututhongminh.com
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
No Result
View All Result
Daututhongminh.com
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

Position trading là gì? Bạn có phù hợp giao dịch theo trường phái này không?

Ha Nguyen by Ha Nguyen
August 15, 2021
Reading Time:8 mins read
Position trading là gì? Bạn có phù hợp giao dịch theo trường phái này không?

Trong thế giới forex, có một câu ngạn ngữ cho rằng: Người trader giỏi nhất không phải là người kiếm nhiều tiền nhất, mà là người có thể kiếm tiền bền bỉ nhất. Câu nói dường như đang ám chỉ những trader theo trường phái Position trading. Phong cách giao dịch nắm giữ vị thế dài hạn đòi hỏi các trader phải kiên trì, bền bỉ có kiến thức tốt về phân tích cơ bản để xác định đúng xu hướng dài hạn thị trường. Theo dõi bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về trường phái giao dịch này nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

Flash Crash là gì? Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash

Bullish là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả trên thị trường Bullish

Position trading là gì?

Position Trading là phong cách giao dịch nắm giữ vị thế dài hạn có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm với kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng dài hạn để kiếm được lợi nhuận lớn.

Phong cách giao dịch Position trading thường được áp dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán hơn là forex. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán có thể nắm giữ cổ phiếu từ 1 năm cho đến hàng chục năm.

Tuy nhiên, đây không phải là trường phái giao dịch dành cho tất cả các nhà đầu tư. Bởi khi giao dịch theo phong cách Position Trading, đòi hỏi các nhà đầu tư ngoài có nhiều vốn nhàn rỗi sự kiên nhẫn với các lệnh giao dịch còn phải có kiến thức phân tích xu hướng chuẩn xác. 

Đặc điểm của Position trading 

Như đã đề cập trước đó đây là phong cách giao dịch không dành cho mọi nhà đầu tư. Tại sao lại như vậy? Cùng xem một số đặc điểm của hình thức giao dịch Position trading này nhé.

  • Khác biệt với trường giao dịch Scalping hay Day trading (giao dịch ngắn ngày) sẽ thường xuyên quan tâm đến những biến động ngắn hạn của tài sản giao dịch. Position trading chỉ quan tâm đến xu hướng dài hạn của thị trường và không quan trọng đến các biến động giá nhỏ.
  • Hình thức giao dịch đòi hỏi các Position trader (thuật ngữ chỉ các nhà giao dịch phong cách này) phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu các kiến thức kinh tế vĩ mô để xác định xu hướng dài hạn một cách chuẩn xác. Sau khi mở lệnh giao dịch, họ rất ít theo dõi chỉ khi đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng thì mới đóng lệnh.
  • Yếu tố kỹ thuật được đưa lên hàng đầu trong phong cách giao dịch này, bởi phải là master trader (chuyên gia) dày dặn kinh nghiệm mới có thể đưa ra các phân tích nâng cao, xác định đúng xu hướng dài hạn của thị trường.
  • Position trading được phổ biến rộng rãi trên thị trường chứng khoán hơn là tại thị trường forex.
  • Theo đuổi phong cách giao dịch này bạn phải có tiềm lực kinh tế mạnh, sở hữu nguồn vốn dồi dào để giữ 1 lệnh dài hạn mà không cần phải xoay sở vốn, có thể chịu lỗ được vài trăm pips nếu thị trường đi ngược lại. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp trader đa da dạng hóa danh mục đầu tư, có thể thu về lợi nhuận cực khủng nếu xác định đúng hướng đi thị trường.
  • Đừng chọn Position nếu bạn không phải là nhà giao dịch có ý chí kiên định, mức độ nhẫn nại cực cao. Để giữ các vị thế dài hạn từ vài tuần, vài tháng trở lên và hưởng lợi nhuận có thể lên đến vài ngàn pips.

Có nên giao dịch Position trading

Vậy bạn có phù hợp với phong cách giao dịch Position trading này không? Đừng vội đưa ra câu trả lời bạn mà hãy đánh giá thêm các khía cạnh ưu nhược điểm của hình thức này.

Ưu điểm

  • Tỷ lệ Risk:Reward (R:R) nhận được khá cao nếu xác định hướng đi thị trường chính xác.
  • Không cần dành nhiều thời gian quan sát thị trường.
  • Phù hợp cho các nhà đầu tư có số vốn lớn muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư.
  • Không có quá nhiều áp lực so với các phong cách giao dịch Day trading hay Scalping phải phân tích đưa ra dự đoán thường xuyên
  • Ít tốn chi phí spread do ít ra vào lệnh nhưng bù lại sẽ phải trả phí swap

Nhược điểm

  • Có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về các phân tích cơ bản, xem biểu đồ giá.
  • Mức độ rủi ro cao do lệnh giữ dài hạn nếu thắng thì ăn đậm hay thua thì lỗ lớn.
  • Không dành cho mọi nhà giao dịch, chỉ những nhà đầu tư có số vốn lớn kiên nhẫn và có mức độ chấp nhận rủi ro cao.

Những chiến lược position trading hiệu quả

Phân tích cơ bản được các Position trader sử dụng để đưa ra quyết định giao dịch nhưng để xác định một xu hướng tương lai thì cần sự hỗ trợ đắc lực của phân tích kỹ thuật. Dưới đây là một số chiến lược phân tích kỹ thuật hiệu quả:

Giao dịch theo xu hướng (trend) kết hợp với đường trung bình động (MA)

Đường trung bình động là chỉ báo tìm xu hướng thị trường dựa trên tỷ giá trong quá khứ. Đây là công cụ phân tích kỹ thuật rất phổ biến, trong đó đường MA50 và đường M200 là hai công cụ chỉ báo thường được sử dụng trong chiến lược position trading, vì khi 2 đường này giao nhau, dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ xuất hiện một trend dài hạn mới và dự báo chính xác cho các nhà đầu tư vào lệnh đúng thời điểm.

Giao dịch breakout

Breakout xảy ra khi giá phá vỡ một vùng giá cố định hoặc một vùng giá đi ngang nào đó. Ở phương pháp này, các Position trader sẽ cố gắng đón đầu một xu hướng mới khi các mức hỗ trợ & kháng cự bị phá vỡ. Đây là phương pháp giao dịch phổ biến bởi một phần lợi nhuận từ việc giao dịch Breakout mang lại là không hề nhỏ và rất hấp dẫn.

Giao dịch thoái lui Fibonacci

Công cụ giúp trader có thể xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng mà tại đó giá có thể đảo chiều, tận dụng thời điểm này vào lệnh và tạo ra lợi nhuận.

Để thu về lợi nhuận tốt nhất và giảm thiểu rủi ro đáng kể, tốt hơn nhà giao dịch nên chờ thêm tín hiệu trước khi bước chân vào thị trường, chẳng hạn như những sự hình thành Nến hay các đường trung bình động để đưa ra quyết định chuẩn xác.

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn một cách chi tiết về trường phái giao dịch Position trading. Tuy không dành cho mọi đối tượng trader nhưng tiềm năng lợi nhuận mà nó mang đến rất lớn và hấp dẫn. Hy vọng bài viết trên hữu ích và có thể giúp bạn xác định được phong cách giao dịch phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!

ShareTweetPin
Ha Nguyen

Ha Nguyen

Bài viết liên quan

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask
Kiến Thức

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask

August 15, 2021
Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả
Kiến Thức

Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả

August 15, 2021
Bear market và Bull market là gì?
Kiến Thức

Bear market và Bull market là gì?

August 15, 2021
Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?
Kiến Thức

Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?

August 15, 2021
Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish
Kiến Thức

Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish

August 15, 2021
Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?
Kiến Thức

Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?

August 15, 2021
Next Post
Các loại đòn bẩy trong kinh doanh

Các loại đòn bẩy trong kinh doanh

CFD là gì? Cách thức hoạt động của hợp đồng CFD

CFD là gì? Cách thức hoạt động của hợp đồng CFD

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Được đề xuất

TigerWit là gì? Đánh giá sàn TigerWit mới nhất

TigerWit là gì? Đánh giá sàn TigerWit mới nhất

August 6, 2021
Lệnh chờ Buy Limit và Sell Limit là gì?

Lệnh chờ Buy Limit và Sell Limit là gì?

August 10, 2021
Position trading là gì? Bạn có phù hợp giao dịch theo trường phái này không?

Position trading là gì? Bạn có phù hợp giao dịch theo trường phái này không?

August 15, 2021

Được Xem Nhiều Nhất

  • Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Pip là gì? Giá trị 1 pip bằng bao nhiêu USD?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Deniex là gì? Sự thật về nguồn thu nhập thụ động 4.0

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • CJC Markets là gì? Đánh giá sàn CJC Markets mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Daututhongminh.com

Daututhongminh.com

Đầu Tư Thông Minh là trang web chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí.

XEM THÊM »

Bài Viết Mới

  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex
  • Martingale là gì? Có nên áp dụng Martingale trong forex không?
  • Rebate là gì? Các sàn forex uy tín có chương trình Rebate

Danh Mục

  • Hướng Dẫn
  • Kiến Thức
  • Kiến thức cơ bản
  • Sàn Giao Dịch

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?