Nếu như đã biết đến FOMC hay Nonfarm – những tin tức có tác động rất lớn đến thị trường ngoại hối. Nhưng không dừng lại ở đó, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến nhà đầu tư một thành phần có tầm ảnh hưởng ngang hàng với cả Nonfarm đó chính là chỉ số PMI. Vậy PMI là gì? Tầm quan trọng của chỉ số PMI trong forex được thể hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Chỉ số PMI là gì?

PMI – chỉ số quản lý thu mua (Purchasing Managers Index), là một chỉ số rất quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia nói chung và nền kinh tế nói riêng. PMI được ví như thước đo tình trạng phát triển của các ngành sản xuất, được thống kê và công bố bởi Viện Quản lý Cung Ứng mỗi tháng 1 lần.
Thông qua 5 chỉ số: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động mà nhà đầu tư có thể phân tích và đánh giá, các nhà quản lý mua hàng có thể nắm được thông tin và tình hình hoạt động của một công ty hay tập đoàn cụ thể.

Để có được kết quả báo cáo hàng tháng, sẽ có những cuộc khảo sát được tổ chức với quy mô 370 người, họ là những nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau đại diện cho 9 khu vực, từ danh mục phân loại của SIC – Standard Industrial Classification.
Bên cạnh sự ảnh hưởng đến ngành sản xuất, thì PMI là một chỉ số tác động đến giao dịch forex. Cũng giống như FOMC hay Nonfarm, chỉ số quản lý thu mua mỗi khi được công bố cũng sẽ gây ra không ít biến động trên thị trường. Chỉ số PMI là một trong những yếu tố được các trader quan tâm đến, giúp cho việc phân tích cơ bản trở nên chính xác và theo sát thị trường hơn.
Có 2 loại chỉ số PMI là: PMI sản xuất và PMI phi sản xuất. Để biết thêm về đặc điểm của 2 loại chỉ số này hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!
Chỉ số PMI sản xuất
Chỉ số PMI sản xuất là chỉ số quản lý sức mua, được sử dụng để đo lường sức mua trong ngành công nghiệp sản xuất. Trong chỉ số PMI, các chỉ số con và trọng lượng của nó được sử dụng để đo lường là:
- Đơn hàng mới (30%)
- Sản xuất (25%)
- Giao hàng từ nhà cung cấp (15%)
- Hàng tồn kho (10%)
- Việc làm (20%)

Chỉ số PMI phi sản xuất
Chỉ số PMI phi sản xuất không là một chỉ số tổng hợp, được xem như là một chỉ báo để dự báo về tình hình kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất (dịch vụ).
Chỉ số PMI dịch vụ được đo bằng các chỉ số con có trọng lượng bằng nhau như:
- Hoạt động kinh doanh
- Đơn hàng mới
- Việc làm
- Giao hàng từ nhà cung cấp
=>Tất cả những chỉ số con này đều sẽ được điều chỉnh theo thời vụ.
Để hiểu hơn về ý nghĩa của chỉ số PMI, hãy tiếp tục theo dõi những vai trò bên dưới nhé!
Vai trò của chỉ số PMI
PMI trong vai trò xác định tình hình kinh tế quốc gia
Như đã nhắc đến ở định nghĩa, PMI được xem là thước đo vô cùng chính xác về tình hình phát triển của ngành sản xuất. Thông qua đó, chúng ta có thể nắm được tốc độ tăng trưởng hay trì trệ về hoạt động sản xuất của một quốc gia.
Số liệu thực tế lớn hơn 50% chứng tỏ nền kinh tế lĩnh vực phi sản xuất nhìn chung đang mở rộng, thấp hơn 50% chứng tỏ nền kinh tế lĩnh vực phi sản xuất nhìn chung đang thu hẹp lại.
=> Hay nói một cách dễ hiểu hơn, thông qua chỉ số PMI trader có thể nhìn được tổng quan tình hình phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Vì sao lại nói như vậy? Vì dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá được tiềm năng của các chỉ số quan trọng khác như: chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP… Khi nắm được tình hình phát triển của một quốc gia, thì việc phân tích giá cả trên thị trường cũng sẽ dễ dàng hơn.
PMI trong vai trò quyết định thu mua của các nhà quản lý
Chính vì PMI là thước đo của ngành sản xuất, nên chỉ số này giúp cho nhà quản lý thu mua có thể đưa ra quyết định về số lượng sản xuất và sản phẩm tiêu thụ cho đơn đặt hàng, cân bằng được cung và cầu.
Ví dụ: Một công ty, doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khi nhận được một đơn đặt hàng hay một hợp đồng mới. Họ sẽ dựa vào chỉ số PMI trên đơn hàng, đồng thời kiểm tra lại hàng tồn kho và nguyên liệu sản xuất đang có sẵn,… để đưa ra quyết định phải nhập bao nhiêu nguyên liệu nữa mới đủ cho việc hoàn thành hợp đồng, từ đó có thể tính toán được các chi phí, doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
PMI đối với các nhà cung ứng
Một thành phần khác cũng tận dụng vai trò của PMI cho doanh nghiệp đó là các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất. Đối với những đơn vị này, họ sẽ dựa vào PMI của từng công ty để đưa ra dự kiến về nhu cầu trong lai đối với nguồn nguyên liệu mà mình cung cấp. Tùy thuộc vào kết quả ước lượng mà các nhà cung ứng sẽ thay đổi giá cả so cho phù hợp với tình hình thị trường.
=> Nếu như đơn hàng của các công ty tăng lên → nhu cầu về nguyên liệu sẽ tăng → nhà ứng sẽ tăng giá → giá sản phẩm cũng sẽ tăng theo và ngược lại.
Cách đọc và hiểu chỉ số PMI trong lịch kinh tế
Chỉ số PMI sẽ được công bố định kỳ vào mỗi tháng, bạn có thể xem lại Forexfactory hoặc tại cung cụ lịch kinh tế được cung cấp ở những sàn forex. Vậy khi xem PMI chúng ta cần chú ý đến những gì?

Chỉ số PMI khi được công bố cũng sẽ có 3 giá trị bao gồm:
- Giá trị kỳ trước (tháng trước)
- Giá trị thực tế kỳ hiện tại (tháng hiện tại)
- Giá trị dự báo
Như vậy, sẽ có những trường hợp sau đây xảy ra mà trader cần phải quan tâm:

- PMI thực tế > PMI dự báo: hiển nhiên đối với trường hợp này sẽ đem đến một tín hiệu tích cực trong sản xuất của nền kinh tế của một quốc gia. Đồng thời, dự báo xu hướng đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng giá.
- PMI thực tế < PMI dự báo: ngược lại với trường hợp trên, đây là những tín hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Và một kết quả dẫn đến là khiến cho giá trị đồng tiền của một quốc gia có xu hướng giảm.
- PMI thực tế = PMI dự báo: không có sự thay đổi đáng kể.
Ngoài việc quan tâm đến chỉ số PMI của các quốc gia, thì trader nên đặc biệt quan tâm đến PMI của nền kinh tế Mỹ. Vì một khi giá trị của đồng USD bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến sự biến động của những cặp tiền có liên quan trên thị trường forex. Chính vì thế, mỗi khi PMI được công bố, thị trường sẽ gặp phải làn sóng biến động không khác gì so với những tin tức quan trọng của FOMC hay Nonfarm đã được nhắc đến.
=> Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD.
Lời kết
Tóm lại, chỉ số PMI là một chỉ số khá quan trọng đối với quá trình giao dịch forex của bạn. Chỉ số này tác động đến những biến động tỷ giá của những cặp tiền trên thị trường, nhất là đồng cặp có liên quan đến đồng USD. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức cần thiết, cập nhật thêm một lưu ý nữa vào chiến lược giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công!