Những ai đang tìm hiểu hay hoạt động trong lĩnh vực tài chính sẽ ít nhất một lần nghe đến ngoại hối. Vậy bên trong của 2 từ ngoại hối tiềm ẩn những điều gì còn chưa được khám phá? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về ngoại hối là gì? Những điều cần biết về giao dịch ngoại hối. Qua đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, đồng thời trang bị thêm kiến thức cho hành trình trở thành trader của mình. Hãy theo dõi bạn nhé!
Ngoại hối là gì?

Ngoại hối (Foreign Exchange) là một thuật ngữ quen thuộc trong nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, dùng để chỉ các phương tiện được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Bao gồm:
- Ngoại tệ: là đồng tiền của tất cả các nước trên thế giới hoặc đồng tiền chung của một nhòm nước.
- Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân,… đây là công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
- Các chứng từ có giá bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu.
- Vàng: bao gồm vàng thuộc thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.
- Đồng tiền quốc gia: hay còn gọi là bản tệ, đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế, hoặc được chuyển vào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia.
- Tiền điện tử: là các loại tiền tệ được đảm bảo nhờ sức mạnh xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu thay vì các chính phủ, ví dụ Bitcoin, Ethereum…
Những phương diện này được đem ra trao đổi mua bán trên thị trường quốc tế, thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối. Vậy, cụ thể việc giao dịch ngoại hối là thực hiện những gì? Hãy cùng tìm hiểu ở những phần bên dưới bạn nhé!
Giao dịch ngoại hối forex là gì?

Giao dịch ngoại hối hay còn được biết đến với tên gọi là giao dịch forex, FX,… là hoạt động trao đổi, mua bán giao dịch ngoại tệ và những phương tiện của ngoại hối trên thị trường quốc tế. Có thể bằng khái niệm chung chung như thế này chúng ta sẽ cảm thấy khó hiểu, để hiểu rõ hơn hãy thử lấy ví dụ chi tiết hơn nhé!
- Khi bạn thực hiện các hoạt động nạp, rút tiền tại ngân hàng, gửi tiết kiệm,… được gọi là giao dịch ngân hàng.
- Ngoài ra, hoạt động mua bán đất đai, nhà cửa,… được gọi là giao dịch bất động sản.
Giao dịch ngoại hối cũng tương tự như vậy, cũng là trao đổi mua bán trên thị trường mà sản phẩm ở đây chủ yếu là ngoại tệ. Nhưng khác biệt ở chỗ, trong giao dịch ngoại hối thì ngoại tệ sẽ được trao đổi theo cặp, đồng nghĩa với việc song song vừa mua một loại tiền tệ này và bán một loại tiền tệ khác.
Vậy làm thế nào để giao dịch ngoại hối?
Tham gia giao dịch ngoại hối là cả một quá trình, một chặng đường dài, có thể được diễn tả lại thông qua những bước cơ bản sau:
Bước 1: Tìm sàn forex uy tín
Bước 2: Đăng ký tài khoản tại sàn forex đó
Bước 3: Tải và đăng nhập vào nền tảng giao dịch mà sàn đó hỗ trợ (MT4, MT5,…)
Bước 4: Nạp tiền vào tài khoản
Bước 5: Phân tích thị trường và chọn một cặp tỷ giá để đặt lệnh
Bước 6: Nếu giao dịch có lời bạn thực hiện rút tiền về, nếu giao dịch lỗ trader có thể thực hiện lại từ bước 4 (nếu muốn).
Một đặc điểm nổi bật của giao dịch ngoại hối là được thực hiện trên một thị trường tài chính lớn hàng đầu thế giới, thị trường này là thị trường ngoại hối.
Tìm hiểu về thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần.
Tại sao gọi thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn hàng đầu thế giới? Bởi nếu như thị trường chứng khoán New York có khối lượng giao dịch đạt 25 tỷ USD/ngày thì bị thị trường ngoại hối “bỏ xa” với khối lượng lên đến 5100 tỷ USD/ngày (2016). Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), năm 2019 khối lượng của thị trường này đạt 6,6 nghìn tỷ USD/ngày.
Thành phần tham gia vào thị trường ngoại hối

Không chỉ lớn mạnh bằng những con số khổng lồ như trên, mà thị trường ngoại hối còn có sự góp mặt của những thành phần “hét ra lửa”. Nếu như không thực sự nắm rõ thì nhiều người sẽ nghĩ rằng, những trader như chúng ta chiếm phần đông trong thị trường này. Nhưng không! Thành phần tham gia vào thị trường ngoại hối bao gồm:
- Các ngân hàng trung ương: đây là thành phần có tầm ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của đồng nội tệ của một quốc gia. Các ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm làm sao cho nền kinh tế luôn được cân bằng và ổn định. Để làm được điều này, họ sẽ phải can thiệp trực tiếp, thay đổi giá trị của đồng tiền để phù hợp với tình hình của nền kinh tế hiện tại. Các ngân hàng trung ương tham gia giao dịch ngoại hối để duy trì sự phát triển cho các ngân hàng thương mại.
- Các ngân hàng thương mại: trung tâm cốt lõi chính là thị trường liên ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại, giao dịch trực tiếp với nhau thông qua nhà môi giới. Có sự tham gia của thành phần này sẽ tạo ra những nhu cầu về ngoại tệ, đẩy mạnh tính thanh khoản cho thị trường ngoại hối.
- Các quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ: các tổ chức, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, quỹ tiền tệ quốc tế, các quỹ đầu tư bảo hiểm,…
- Sự tham gia của các tập đoàn, công ty trên thế giới,…
- Nhà môi giới ngoại hối (sàn forex): đây là một thành phần không thể thiếu, là cầu nối để liên kết trader với thị trường ngoại hối. Để tiếp cận được với các nhà cung cấp thanh khoản tốt, giá cả ổn định thì điều cần thiết là bạn phải tìm được một sàn forex uy tín.
- Nhà đầu tư nhỏ lẻ (trader): chiếm khoảng 3% trong thị trường ngoại hối, là những cá nhân, tổ chức nhỏ lẻ giao dịch thông qua các sàn forex.
Sản phẩm giao dịch trong thị trường ngoại hối
Đã là giao dịch ngoại hối thì sản phẩm chủ yếu chính là TIỀN TỆ.
Đặc điểm của sản phẩm này trong giao dịch ngoại hối đó là được thể hiện theo từng cặp. Trên thế giới có bao nhiêu đồng tiền của bao nhiêu quốc gia đều sẽ được kết hợp với nhau để tạo thành một cặp. Vị trí của từng đồng tiền trước hay sau sẽ được định sẵn theo quy ước quốc tế.
Ví dụ: Đồng tiền của Mỹ có ký hiệu là USD, của Nhật bản là JPY. Khi giao dịch trên thị trường ngoại hối sẽ được thể hiện dưới dạng USDJPY hoặc USD/JPY, USD.JPY, thứ tự này không được thay đổi.
Hiện nay, thị trường ngoại hối chia sản phẩm TIỀN TỆ thành 3 nhóm:
- Cặp tiền tệ chính: có 7 cặp tiền chính, là sự kết hợp của đồng USD (Mỹ) và một đồng tiền của một quốc gia hoặc một khu vực có nền kinh tế phát triển như Úc, Nhật Bản, Anh, Thụy Sĩ, Canada, New Zealand, khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

Ví dụ: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CHF, AUD/USD, USD/CAD, NZD/USD.
- Các cặp tiền chéo: là sự kết hợp của tất cả các đồng tiền của các quốc gia khu vực có nền kinh tế phát triển trên thế giới mà không có sự xuất hiện của đồng USD.
Ví dụ: GBP/JPY, EUR/JPY, EUR/CHF, EUR/GBP,…
- Các cặp tiền ngoại lai: là sự kết hợp của đồng USD hoặc EUR với đồng tiền của một quốc gia, khu vực có nền kinh tế nhỏ.
Ví dụ: USD/DKK, USD/SEK, USD/NOK,…
Ngoài tiền tệ ra, trader còn có thể giao dịch một số sản phẩm khác như kim loại quý vàng, bạc, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, tiền điện tử,…
Thời gian giao dịch của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối được biết đến là “thị trường không ngủ” hoạt động suốt 24/5 chỉ nghỉ hai ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật. Tuy nhiên, vì mỗi quốc gia sẽ nằm ở mỗi múi giờ khác nhau, nên với thời gian 24/5 này sẽ được chia thành 4 phiên giao dịch, từng phiên sẽ có những khung giờ khác nhau, bao gồm:

- Phiên giao dịch Sydney (Châu Úc): từ 5:00 am đến 14:00 pm theo giờ Việt Nam
- Phiên giao dịch Tokyo (Châu Á: từ 6:00 am đến 15:00 pm theo giờ Việt Nam
- Phiên giao dịch London (Châu Âu): từ 14:00 pm đến 23:00 pm theo giờ Việt Nam
- Phiên New York (Châu Mỹ): từ 19:00 pm đến 4:00 am theo giờ Việt Nam
Tuy nhiên, khung giờ này sẽ có sự chênh lệch giữa màu đông và mùa hè, thường là 1 giờ đồng hồ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường ngoại hối
Vì có sự tham gia trực tiếp của các đồng tiền của tất cả các quốc gia trên thế giới, chính vì thế tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả của thị trường ngoại hối.
Trước tiên là những yếu tố của nền kinh tế:
- Lãi suất
- Tỷ lệ lạm phát
- Sự thay đổi cán cân thương mại
- Tốc độ tăng trưởng GDP
Ngoài yếu tố nền kinh tế, thì chính trị cũng ảnh hưởng đến giao dịch ngoại hối nói chung và giá trị của tiền tệ nói riêng. Khi chính trị không ổn định thì kéo theo nền kinh tế cũng không phát triển tốt và những yếu tố của nền kinh tế thay đổi, làm ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ. Mỗi khi có một tin tức được công bố, sẽ ngay lập tức làm biến động rất lớn đến tỷ giá của các cặp tiền.
Ví dụ: Việc bổ nhiệm lãnh đạo mới của một quốc gia như Mỹ, sẽ dẫn đến việc thay đổi chính sách kinh tế → ảnh hưởng đến giá trị đồng USD → ảnh hưởng đến tỷ giá của các cặp tiền có liên quan đến đồng USD.
Trader đặc biệt quan tâm đến tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ, bởi đồng USD là đồng tiền phổ biến trên thế giới và cũng là đồng tiền quan trọng trong thị trường ngoại hối.
Trên đây là những yếu tố cơ bản nhất làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối, nhưng phải nói rằng tất cả những thứ xung quanh, bao bọc nền kinh tế đều sẽ tác động đến thị trường này.
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã biết được ngoại hối là gì và những kiến thức về thị trường cũng như giao dịch ngoại hối. Đây sẽ là những hành trang cần thiết nhất để hỗ trợ bạn tiến xa hơn trên con đường mình sẽ lựa chọn. Đừng bỏ lỡ những bài viết của Đầu tư thông minh bạn nhé, hãy tiếp tục theo dõi để nâng cao kiến thức trong hành trình làm trader của mình.