Long Short hay Position đều là những khái niệm cơ bản nhất mà một nhà đầu tư tài chính không thể bỏ qua. Bởi 3 khái niệm này đều liên quan đến những thuật ngữ quan trọng khác như Buy, Sell, Order. Vậy Long Short là gì? Long Short có mối quan hệ như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Position là gì? Ví dụ về position trên thị trường forex
Position là vị thế hay tình trạng nắm giữ một loại tài sản, sản phẩm của các bên tham gia vào một hợp đồng tài chính nhất định. Lợi ích của các bên nắm giữ vị thế liên quan đến biến động giá của loại tài sản, sản phẩm đó trên thị trường.

- Tài sản nhất định: với thị trường chứng khoán, đó chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh; với bất động sản là đất đai, nhà cửa; với thị trường forex, tài sản nhất định là các cặp tiền, chỉ số, hàng hoá,…
- Tình trạng nắm giữ, sở hữu, sử dụng: với các thị trường khác như chứng khoán, bất động sản nhà đầu tư được nắm giữ tài sản thật như chứng khoán, nhà cửa, đất đai. Nhưng với thị trường forex, trader chỉ được nắm giữ tỷ giá của các loại tài sản.
- Các bên tham gia: bên mua và bên bán.
- Hợp đồng tài chính: tại thị trường chứng khoán hay forex, khi nhà đầu tư mua hoặc bán một loại tài sản nghĩa là bạn đang tham gia vào một hợp đồng tài chính.
- Biến động giá: sự tăng hay giảm của tài sản.
Ví dụ về position trên thị trường forex
- Bạn thực hiện đặt lệnh Buy (mua) 0.5 lot cặp tiền XAUUSD (vàng). Lúc này position – vị thế của bạn là vị thế mua.
- Khi lệnh được khớp nghĩa là bạn đã tham gia vào hợp đồng chênh lệch (CFD) đối ứng với vị thế bán với một nhà đầu tư nào đó trên thị trường.
- Tuy nhiên sự khác biệt tại forex chính là sự tương đối giữa các vị thế mua và bán.
- Khi bạn đặt lệnh Buy cặp tiền XAUUSD nghĩa là bạn đang thực hiện mua vàng bằng tiền Đô la Mỹ.
Long, Short là gì?
Long Position là gì?
Long hay Long Position là vị thế mua của nhà đầu tư. Trong hợp đồng tài chính thị bạn chính là bên mua. Vì thế Long Position là vị thế của bên tham gia vào thị trường với kỳ vọng giá của tài sản sẽ tăng lên.

Trên thị trường forex, người mở vị thế Long Position với hy vọng giá của tiền tệ sẽ tăng lên trong tương lai. Khi giá tăng lên, trader đóng lệnh và sinh lời từ vị thế mua/long position.
Short Position là gì?
Đối ngược với Long Position, Short Position là vị thế của bên tham gia vào thị trường với kỳ vọng giá của tài sản sẽ giảm xuống.

Trên thị trường forex, trader mở vị thế Short Position với hy vọng giá của tiền tệ sẽ giảm xuống trong tương lai. Khi giá tăng lên, trader đóng lệnh và sinh lời từ vị thế bán/short position.
Mối quan hệ giữa Long Short Position
Long Position và Short Position là 2 vị thế đối nghịch nhau trên thị trường forex nói chung, một hợp đồng tài chính.
Hiểu đơn giản nhà đầu tư A đặt lệnh Buy, hợp đồng giao dịch được thực hiện. Nghĩa là trader A đang Long Position. Khi lệnh đươc khớp, nhà đầu tư đối ứng B ở vị thế ngược lại Short Position. Khi vị thế của nhà đầu tư A lời thì nhà đầu tư B lỗ.
Chiến lược giao dịch đồng thời vị thế Long, Short trong forex
Tại các lĩnh vực tài chính, nhà đầu tư thường mở đồng thời cả 2 vị thế Long Position (mua) và Short Position (bán) để vừa kiếm thêm nhiều lợi nhuận vừa phòng ngừa rủi ro. Một trong những mục đích chính của nhà đầu tư chính là giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, việc đầu tư đồng thời cả 2 vị thế như vậy đòi hỏi trader phải hiểu biết sâu về thị trường lẫn sử dụng nhiều phương pháp kỹ thuật.
Tương tự tại thị trường ngoại hối, trader thực hiện đồng thời 2 vị thế Long/Short (mua/bán) cùng một lúc trên một sản phẩm nhằm phòng ngừa rủi ro. Khi giá của sản phẩm đó đã bắt đầu đi theo một hướng nhất định, trader sẽ đóng một lệnh và giữ lại một lệnh còn lại.
Các chiến lược giao dịch đồng thời vị thế Long, Short:
- Long Position trên cổ phiếu được phòng ngừa bằng Short Position trên Call Option
Đây là chiến lược giúp phòng ngừa rủi ro khi đầu tư được các trader chuyên nghiệp sử dụng. Mặc dù chiến lược này không giúp nhà đầu tư giảm thiểu được 100% rủi ro nhưng chí ít chiến lược sẽ giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro tối đa nhất có thể khi thị trường đi ngược xu hướng mong đợi
Chiến lược được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu + bán quyền chọn mua tài sản, với số lượng quyền chọn được bán phải bằng với khối lượng sản phẩm đã mua.
- Long Position kết hợp với Short Position trên Call Option
Khác biệt hoàn toàn với chiến lược ở trên, đây lại là chiến lược đầu tư chênh lệch giá bằng hợp đồng quyền chọn (CFD).
Chiến lược được chia thành 2 dạng: đầu tư chênh lệch giá lên và đầu tư chênh lệch giá xuống.
- Chiến lược đầu tư chênh lệch giá lên: Cần một số vốn nhỏ ban đầu, trader mở cùng 2 vị thế Long, Short trên cùng 1 sản phẩm. Sau đó, nếu giá tăng lên như mong đợi ➡ trader sinh lời. Ngược lại, nếu giá giảm xuống, trader chỉ thua lỗ số vốn nhỏ đã bỏ ra ban đầu.
- Chiến lược đầu tư chênh lệch giá xuống: Trader thực hiện ngược lại so với chiến lược đầu tư chênh lệch giá lên.
Lời kết
Long short là khái niệm tưởng chừng rất đơn giản về vị thế giao dịch nhưng khi tìm hiểu sâu thì lại không hề dễ dàng. Hy vọng qua bài viết trên, Đầu tư thông minh đã giúp bạn hiểu được những vấn đề cơ bản nhất về Long Short. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào về Long/Short Position hãy bình luận ngay bên dưới để được giải đáp bạn nhé!