Daututhongminh.com
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
No Result
View All Result
Daututhongminh.com
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

FOMO là gì? Cách vượt qua hội chứng FOMO

Tu Vi Truong by Tu Vi Truong
August 15, 2021
Reading Time:11 mins read
FOMO là gì? Cách vượt qua hội chứng FOMO

FOMO là một hiệu ứng tâm lý vô cùng nguy hiểm đối với trader khi bị rơi vào trạng thái này. Không những khiến trader có những quyết định vội vàng, mà nó còn gây ra hậu quả khôn lường, cuối cùng ghi tên những người “nhiễm” FOMO vào danh sách 95% trader thất bại trong giao dịch forex. Vậy FOMO là gì mà gây ra thiệt hại như thế? Các phương pháp vượt qua hội chứng FOMO là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

Flash Crash là gì? Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash

Bullish là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả trên thị trường Bullish

FOMO là gì?

FOMO (viết tắt của Fear of Missing Out) là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ bị bỏ lỡ, vụt mất cơ hội đạt được một điều gì đó mà những người xung quanh họ đã đạt được. Người bị FOMO chi phối thường bị che mờ lý trí, dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm hoặc gây ra hậu quả khó kiểm soát. 

FOMO trong forex được thể hiện khi trader lo sợ bỏ lỡ mất cơ hội vào lệnh, chẳng hạn như bỏ lỡ thời cơ “hốt bạc” khi chần chừ buy trong thị trường tăng giá và sell trong thị trường giảm giá. Chính vì thế mà họ vội vàng đặt lệnh để đuổi theo thị trường, sau đó bị thị trường trở mặt đi ngược kỳ vọng dẫn đến thua lỗ. Hiệu ứng FOMO có thể bắt gặp ở cả trader mới và trader giao dịch lâu năm.

FOMO là gì?

Tìm hiểu thêm về FUD để nhìn thấy sự khác biệt với FOMO:

FUD là từ viết tắt bởi Fear – Uncertainty – Doubt, là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ hãi – không chắc chắn – nghi ngờ của trader khi xuất hiện những tin tức tiêu cực trên thị trường. Người bị FUD chi phối thường thấp thỏm, lo âu, họ không cần xác minh chính xác tin tức có đúng hay không thì đã tìm cách bán tháo một sản phẩm nào đó với giá rẻ.

Tại sao lại xuất hiện FOMO? Ai là người hưởng lợi từ FOMO?

FOMO xuất hiện do những nhà đầu tư được gọi là “cá mập” có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, bằng mọi cách lôi kéo thêm nhiều nhà đầu tư khác để đẩy giá lên cao, như vậy chính chúng ta cũng đã góp phần phần làm nên FOMO.

Đặc biệt, mới đây vào tháng 5, hội chứng này được thể hiện rất rõ trong “cơn sốt Dogecoin của showbiz Việt”, khi các nghệ sĩ nổi tiếng đồng loạt đăng tải nội dung kêu gọi mua và ủng hộ cho đồng Dogecoin, theo sau nó là Shiba, Akita Token… Đây là những “meme coin” đang được cộng đồng bơm thổi cực mạnh, khiến giá trị của chúng nhân lên hàng chục, thậm chí hàng trăm lần chỉ sau một đêm nhờ vào hiệu ứng FOMO từ những “cá con”.

Hiệu ứng FOMO thể hiện trong “cơn sốt Dogecoin”

Tuy nhiên, chỉ sau một đêm họ cũng “rủ nhau” xóa sạch tất cả dấu vết, và những “cá mập” thao túng thị trường cùng những người có kinh nghiệm đã biết thoát ra kịp lúc. Chỉ còn lại những trader thiếu kinh nghiệm, hoặc vì lòng tham bị chi phối bởi FOMO đã khiến họ bị đu đỉnh, vốn bị giam trong thời gian dài hoặc phải “cắn răng” chấp nhận cắt lỗ.

Tại sao nhà đầu tư dễ bị FOMO chi phối?

Những lý do khiến nhà đầu tư dễ bị FOMO chi phối

Tâm lý sợ vụt mất cơ hội

Đây là một trong số các nguyên do khiến cho “95% nhà đầu tư thất bại trong forex” khi rơi xuống vực FOMO, khiến họ không kiểm soát được hành động và lý trí, sau đó đưa ra những quyết định vội vàng vì sợ sẽ vụt mất cơ hội.

Giả sử, trader đang giao dịch vàng XAUUSD với mục tiêu lợi nhuận là 100 USD. Khi thị trường đang có đà tăng và trader đã đạt kỳ vọng ban đầu, nhưng họ không chốt lời vì sợ mất cơ hội khi trước mắt họ là thị trường đang nhuộm “xanh”. Như vậy, họ bị FOMO chi phối và quyết định không đóng lệnh, dẫn đến việc giá bất ngờ trở mặt và quay đầu tuột dốc không phanh, thậm chí là lệnh đang bị âm.

Kỳ vọng quá cao vào thị trường

“Vi-rút” FOMO cũng có cơ hội chi phối trader khi họ quá kỳ vọng vào thị trường. Trader nhìn thấy thị trường tăng giá và họ có niềm tin rằng thị trường sẽ còn tăng cao nữa trong thời gian dài, nếu bán vào lúc này sẽ bị lỡ mất cơ hội tăng lợi nhuận. Như vậy, việc kỳ vọng quá cao vào thị trường rất dễ khiến tài khoản của bạn bốc hơi vì thị trường cứ như một vòng luân hồi, sẽ tăng và sẽ giảm nên nếu bạn bỏ qua thời điểm chín muồi thì rất khó lấy lại được.

Tự tin thái quá vào bản thân 

Tự tin là đức tính rất tốt trong nhiều trường hợp nhưng điều đó khác hoàn toàn với tự cao. Khi bạn quá chủ quan và chỉ nghe theo “con tim mách bảo” chứ không dựa vào xu hướng thị trường để phân tích thì FOMO cũng rất dễ đánh gục bạn và khiến bạn thua lỗ bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng không được quá tự ti mà mất đi chính kiến của mình, điều này càng khiến bạn dễ rơi vào trạng thái FOMO hơn. Khi đó bạn sẽ nghe theo số đông mà gạt bỏ đi kế hoạch đã định sẵn của mình.

Bị lòng tham làm mờ mắt

Lòng tham là thứ có thể giết chết lý trí con người chỉ trong chớp nhoáng. Giả sử lệnh của bạn đang có lợi nhuận, bạn muốn kiếm thêm và chờ đợi thị trường sẽ tiếp tục đi theo hướng bạn kỳ vọng. Thế nhưng, nếu lỡ thị trường bị tác động bởi một sự kiện chính trị nào đó khiến giá bị bật lại, và lúc này FOMO đã chi phối được bạn và khiến bạn đưa ra quyết định sai lầm.

Như vậy, FOMO là hội chứng rất nguy hiểm mà tất cả các trader đều rất dễ bị mắc phải và dẫn đến thất bại trong giao dịch, vậy có cách nào để đối phó hoặc vượt qua hội chứng FOMO không? 

Phương pháp vượt qua hội chứng FOMO

FOMO (hay cả FUD) đều không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà nó xuất hiện bởi chính nhà đầu tư, những cá nhân tham gia vào thị trường. Vì vậy, chỉ có bạn mới có thể cứu lấy chính mình bằng những cách như sau:

  • Nghiên cứu, phân tích thị trường kỹ càng

Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất áp dụng cho tất cả các thị trường mà trader tham gia đầu tư. Nắm được xu hướng giá, giúp trader dễ dàng vạch ra kế hoạch giao dịch nhạy bén và chính xác. Bằng cách kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, các công cụ, chỉ báo,… đặc biệt là cập nhật thường xuyên tin tức sự kiện về kinh tế-chính trị,… 

Nếu bạn tham gia đầu tư chứng khoán, hãy cập nhật các báo cáo tài chính định kỳ của công ty phát hành cổ phiếu mà bạn muốn mua, sau đó so sánh cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

  • Kiên định với kế hoạch của bạn

Bất kể làm việc gì trong tổ chức, công ty đều phải có kế hoạch, thì trong đầu tư tài chính việc có kế hoạch cụ thể càng quan trọng đối với mỗi trader. Hơn nữa, thực hiện kế hoạch đã định sẵn sẽ giúp cho các hoạt động diễn ra được suôn sẻ hơn.

Tuy nhiên, kế hoạch đôi khi sẽ phải điều chỉnh nếu thị trường bất ngờ “đổi gió”, thế nhưng việc thay đổi kế hoạch vẫn theo quyết định của bạn khi bản thân đã chắc chắn, chứ đừng nghe theo ý kiến đám đông hay các yếu tố tác động bên ngoài như “cơn sốt Dogecoin” vừa rồi bạn nhé!

  • Chọn lọc thông tin để tiếp thu

Thông tin thường được cập nhật dưới hai hình thức, đó là báo giấy và báo mạng. Báo giấy trước khi phát hành đã được nghiên cứu và thẩm định có căn cứ rõ ràng sự vật, sự việc. Còn báo mạng không có một ai đảm bảo rằng thông tin đó hoàn toàn chính xác, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay, vô vàn những “báo lá cải” xuất hiện và cho ra những thông tin không chính thống gây hoang mang đến độc giả. 

Chính vì thế, khi bạn tiếp thu một nguồn thông tin nào đó, đừng vội khẳng định mà hãy xem xét đến tình hình thực tế cho đến khi đủ căn cứ, chọn lọc nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy. Không nên dựa trên suy đoán và bị ảnh hưởng từ đám đông. Bởi đôi khi mắt thấy tai nghe, hay một nửa sự thật vẫn chưa chắc là sự thật.

Hơn nữa, chúng tôi muốn bạn nhớ rằng, 5% trader thành công còn lại luôn lựa chọn bình tĩnh, không vội vàng thay vì đi theo ý kiến đám đông bên ngoài. 

  • Cắt lỗ đúng lúc nhằm quản lý vốn hiệu quả

Một lệnh chờ cắt lỗ – stop loss là thao tác không thể thiếu của bất kỳ giao dịch nào trong công tác quản lý nguồn vốn của trader, vì chúng ta không thể biết được chính xác lúc nào thị trường sẽ đi ngược lại kỳ vọng. Hơn nữa trong trường hợp bị FOMO xâm chiếm, để không gặp tình trạng “đu đỉnh” thì cắt lỗ đúng thời điểm là điều hết sức cần thiết để bảo toàn cho nguồn vốn của bạn không bị thị trường quét sạch.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên của Đầu Tư Thông Minh đã giúp bạn nắm rõ FOMO là gì và các phương pháp vượt qua hội chứng FOMO. Từ đó giúp bạn tránh né được những lý do khiến trader bị chi phối bởi FOMO, để không đưa ra những quyết định sai lầm và gây ra hậu quả khó lường. Chúc bạn có những kế hoạch giao dịch thật nhạy bén và áp dụng hiệu quả kế hoạch đó trên hành trình “góp vốn” làm tăng con số 5% trader thành công nhé!

ShareTweetPin
Tu Vi Truong

Tu Vi Truong

Bài viết liên quan

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask
Kiến Thức

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask

August 15, 2021
Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả
Kiến Thức

Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả

August 15, 2021
Bear market và Bull market là gì?
Kiến Thức

Bear market và Bull market là gì?

August 15, 2021
Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?
Kiến Thức

Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?

August 15, 2021
Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish
Kiến Thức

Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish

August 15, 2021
Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?
Kiến Thức

Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?

August 15, 2021
Next Post
Có nên đầu tư ủy thác forex?

Có nên đầu tư ủy thác forex?

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết Pullback

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết Pullback

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Được đề xuất

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

August 15, 2021
Hướng dẫn mở tài khoản sàn eToro

Hướng dẫn mở tài khoản sàn eToro

June 24, 2022
Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex

Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex

August 15, 2021

Được Xem Nhiều Nhất

  • Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Pip là gì? Giá trị 1 pip bằng bao nhiêu USD?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Deniex là gì? Sự thật về nguồn thu nhập thụ động 4.0

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • CJC Markets là gì? Đánh giá sàn CJC Markets mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Daututhongminh.com

Daututhongminh.com

Đầu Tư Thông Minh là trang web chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí.

XEM THÊM »

Bài Viết Mới

  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex
  • Martingale là gì? Có nên áp dụng Martingale trong forex không?
  • Rebate là gì? Các sàn forex uy tín có chương trình Rebate

Danh Mục

  • Hướng Dẫn
  • Kiến Thức
  • Kiến thức cơ bản
  • Sàn Giao Dịch

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?