FOMC là cơ quan có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến đồng đô la Mỹ và nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn đang còn không ít nhà đầu tư đang khá “mơ hồ” về FOMC. Vậy FOMC là gì? Các biên bản cuộc họp của FOMC quan trọng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
FOMC là gì? Thành phần cấu trúc của FOMC
FOMC viết tắt “The Federal Open Market Committee” – Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, là cơ quan tạo lập chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).

FOMC có vai trò thiết lập chính sách tiền tệ quốc gia của Mỹ. FOMC đưa ra tất cả các quyết định liên quan đến việc tiến hành thực hiện các hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở, các quyết định liên quan đến quy mô và thành phần nắm giữ tài sản của FED. Đồng thời, FOMC cũng có vai trò truyền thông với công chúng về các chính sách tiền tệ trong tương lai.
FOMC bao gồm 12 thành viên, trong đó có 7 thành viên từ Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên khác được chọn luân phiên từ 12 Chủ tịch của các chi nhánh.
Chức năng của FOMC

FOMC hoạt động nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ chính:
- Giám sát các hoạt động trên thị trường mở, là công cụ chính để FED thi hành chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ
- Truyền thông với công chúng xã hội về chính sách trong tương lai.
Từ đó, chúng ta thấy được mục tiêu chính của hoạt động FOMC nhằm:
- Ổn định giá cả
- Gia tăng cơ hội việc làm của thị trường lao động
FOMC đã thực hiện các chức năng của mình bằng việc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để phản ứng lại với các diễn biến của nền kinh tế.
Ngoài ra, trong thời kỳ thế giới hay Hoa Kỳ diễn ra khủng hoảng, FOMC đóng vai trò đảm bảo sự thống nhất của hệ thống tài chính. FOMC đã tiến hành quản lý cung tiền, nhằm cung cấp thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng vốn dĩ có tính thanh khoản kém.
Những quyết định của FOMC có ảnh hưởng khá lớn đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả.
Như vậy, FOMC sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cùng thị trường việc làm trong thời gian ngắn hạn lẫn dài hạn.
FOMC thực thi chính sách tiền tệ như thế nào?
FOMC đã sử dụng nghiệp vụ thị trường mở của mình để thực thi chính sách tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở chính là hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá trị trên thị trường tiền tệ – công cụ được FOMC sử dụng thường xuyên.
Nghiệp vụ thị trường mở tác động trực tiếp đến lãi suất của các loại hàng hoá trên thị trường hay hiểu đơn giản FOMC công cụ nghiệp vụ thị trường mở để điều chỉnh lãi suất trên thị trường.
- Khi FOMC mua trái phiếu chính phủ, hoạt động này làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường. Khi đó, cung tiền khiến lãi suất giảm nên chi tiêu và hoạt động vay ngân hàng tăng lên, mở rộng đầu tư sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
- Trái lại, FOMC phát hành trái phiếu ra công chúng sẽ làm giảm lượng tiền lưu thông. Từ đó, cung tiền giảm, lãi suất tăng.
Vì vậy:
- Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, giá cả hàng hóa tăng vọt, khiến lạm phát tăng. Để đối phó với lạm phát, FOMC điều chỉnh tăng lãi suất bằng cách giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường thông qua phát hành trái phiếu đến công chúng. Bởi lãi suất tăng lên, các hoạt động sản xuất đầu tư bị thắt chặt, nền kinh tế đi vào bình ổn, lạm phát được giảm xuống.
- Ngược lại, khi lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, FOMC sẽ điều chỉnh giảm lãi suất, kích thích nhu cầu đầu tư và mở rộng sản xuất. Từ đó, số lượng người có việc làm tăng lên, nền kinh tế sẽ được cải thiện.
Cuộc họp của FOMC
Vào hằng năm, FOMC có 8 cuộc họp cố định, tổ chức bất cứ lúc nào cần thiết tuỳ theo tình hình của thị trường kinh tế, tài chính. Các cuộc họp được diễn ra bí mật, có đặt lịch trước.
Thời gian diễn ra cuộc họp FOMC
Hầu hết các cuộc họp được diễn ra ở Washington (Hoa Kỳ) thông qua các hình thức khác nhau như gọi video, điện thoại. Các cuộc họp thường được kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
- Nếu cuộc họp diễn ra trong vòng 1 ngày thì sẽ được bắt đầu từ 8h30 thứ 3 và kết thúc 13h hoặc 14h chiều cùng ngày.
- Nếu cuộc họp diễn ra trong vòng 2 ngày thì được bắt đầu từ buổi chiều của ngày hôm trước và kết thúc vào 14h chiều ngày hôm sau. Cuộc họp này thường tập trung vào 1 chủ để đặc biệt.
Nội dung được đề cập
Các cuộc họp của FOMC thường tập trung đến vấn đề quan trọng nhất chính là lãi suất Liên bang. Đây là việc liên quan đến lãi suất các ngân hàng áp dụng đối với các khoản vay qua đêm tại thị trường liên ngân hàng. Lãi suất mà FOMC đề cập trong cuộc họp sẽ được thiết lập dựa vào mục tiêu FED đã hướng đến.
Mỗi đại biểu trong cuộc họp sẽ đưa ra ý kiến và quan điểm về chính sách mà cá nhân họ thấy tốt nhất trong điều kiện kinh tế hiện tại lẫn tương lai. Các phát biểu của mỗi thành viên dù lớn hay nhỏ hay thậm chí từ người không có quyền biểu quyết đều được quan tâm, đề cao, có vai trò đóng góp như nhau trong cuộc họp. Chủ tịch FOMC là người tổng hợp các ý kiến và đóng góp để thành lập một bản nháp của thông báo về việc các quyết định sắp tới của FOMC. Vì thế, trong cuộc họp, các thành viên sẽ cùng nhau đặt ra câu hỏi để trao đổi, tranh luận về các phương án hành động được đề xuất.
Thời gian công bố biên bản cuộc họp của FOMC
Biên bản cuộc họp của FOMC sẽ được công bố sau 2 tuần sau khi cuộc họp kết thúc. Các biên bản bao gồm các quan điểm và lập trường của FOMC với chính sách tiền tệ. Vì thế các nhà đầu tư cần phải cực kỳ chú ý đến các tin tức liên quan đến FOMC. Bởi từ kết quả biên bản FOMC công bố, đồng tiền USD cùng thị trường kinh tế sẽ biến động rất mạnh. Nhất là các cặp tiền chính như EUR/USD, XAU/USD, GBP/USD…
Theo giờ Việt Nam, biên bản cuộc họp Fomc được công bố vào 1 giờ sáng thứ 5 vào thời điểm mùa hè và vào lúc 2 giờ sáng thứ 5 vào thời điểm mùa đông.
Các biên bản cuộc họp của FOMC quan trọng như thế nào?
Các cuộc họp của FOMC có thể sẽ liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế khác nhau. Nhưng tất cả đều quy chung về một mục tiêu duy nhất là tăng trưởng bền vững nền kinh tế và điều chỉnh lãi suất. Đó chính là mục tiêu cuối cùng của các cuộc họp.
Mọi tin tức liên quan đến lãi suất và lượng cung ứng tiền được công bố đều sẽ tạo nên sự biến động của thị trường kinh tế tài chính.Bởi việc tăng hay giảm lãi suất của FOMC sẽ tác động trực tiếp đến giá trị đồng tiền USD. Nếu FOMC điều chỉnh tăng lãi suất sẽ giúp cho đồng USD sẽ tăng giá. Ngược lại, nếu FOMC đưa ra chính sách điều chỉnh giảm lãi suất sẽ làm cho đồng USD mất giá. Trong khi đó, đồng đô la Mỹ là đồng tiền quyền lực nhất trên toàn cầu nên sẽ ảnh hưởng đến các đồng tiền, nền kinh tế các quốc gia khác trên thế giới.
Vì thế các cuộc họp hay chính sách của FOMC đều nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân toàn cầu nói chung, các nhà đầu tư tài chính nói riêng.
Lời kết
FOMC có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế thế giới đặc biệt là các lĩnh vực nổi bật như vàng, dầu mỏ, xăng dầu,…Vì thế, nếu là một nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường forex, bạn đừng bỏ qua bất cứ kiến thức và tin tức nào liên quan đến FOMC. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cùng kỹ năng vững vàng để “chiến đấu” cùng các đối thủ khác nhé. Cuối cùng, Đầu tư thông minh chúc các bạn luôn thành công với những giao dịch sắp tới!