Daututhongminh.com
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
No Result
View All Result
Daututhongminh.com
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

FED là gì? Vai trò của FED đối với nền kinh tế thế giới

Ha Nguyen by Ha Nguyen
August 10, 2021
Reading Time:10 mins read
FED là gì? Vai trò của FED đối với nền kinh tế thế giới

FED – Cục dự trữ liên bang cơ quan tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới chịu trách nhiệm thi hành các chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định. Mọi bước đi của Fed đều nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và các quốc gia trên thế giới. Vậy FED là gì? Cơ quan này có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế thế giới? Tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về cơ quan này nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

Flash Crash là gì? Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash

Bullish là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả trên thị trường Bullish

FED là gì?

FED (Federal Reserve System) – Cục Dự trữ Liên bang hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913 và chính thức hoạt động từ năm 1913.

Trụ sở cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED)

Sự xuất hiện của Fed mang đến cho Hoa Kỳ cùng các quốc gia khác một hệ thống tiền tệ, tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định. Fed đồng thời giám sát và điều tiết ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.

THÔNG TIN VỀ FED

Trụ sở: Eccles Building, Washington, D.C.

Thành lập: 23 tháng 12 năm 1913 (107 năm trước)

Thống đốc: Jerome Powell

Ngân hàng trung ương của: Hoa Kỳ

Tiền tệ: Đô la Mỹ

ISO 4217 Code: USD

Lãi suất ngân hàng: 0.15% tới 1.25%

Lịch sử hình thành của FED

Có lịch sử hoạt động trải dài hàng thập kỷ, vậy cơ quan quyền lực Fed ra đời như thế nào?

Vào năm 1910, dấy lên sự lo ngại về nền kinh tế Mỹ sẽ diễn ra một cuộc khủng hoảng tài chính lặp lại như khủng hoảng trước đó 1907. Vì vậy, giới tinh hoa Mỹ cho rằng cần phải thay đổi hệ thống ngân hàng quốc gia.

Mặc dù vào thời điểm đó 2 phe đối lập là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ luôn có những đề xuất trái ngược nhau. Đảng Cộng hòa dẫn đầu là Chủ tịch Ủy ban tiền tệ quốc gia, Nelson Aldrich đề xuất thành lập “Tổ chức Dự trữ liên bang” (Federal Reserve Association) dưới sự bảo trợ bởi 1 ngân hàng tư nhân, có trụ sở tại Washington để thuận tiện trong việc mở rộng lẫn ký hợp đồng tiền tệ khi cần. Phe Đảng Dân chủ lại cho rằng nên thành lập một hệ thống ngân hàng do chính phủ kiểm soát. 

Cuộc tranh cãi kéo dài đến năm 1913, Quốc hội chính thức thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang”. Fed được ra đời và Paul Warburg được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ này.

Năm 1915, Fed đi vào hoạt động và đóng vai trò chủ chốt tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và phe liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cơ cấu tổ chức của FED

Sơ lược cơ cấu tổ chức của Fed

Fed được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới bởi cơ quan này không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ, đóng 1 vai trò độc lập, mặc dù vẫn chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành Pháp. Chính vì vậy, để tránh tập trung quá nhiều quyền lực vào các ngân hàng tại New York, cơ cấu tổ chức của Fed được phân chia cụ thể như sau:

Cục dự trữ liên bang được phân thành 4 cấp bao gồm:

  • Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kì 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định, là bộ phận chịu trách nhiệm về phần lớn các chính sách tiền tệ. Đồng thời, giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang.
  • Ủy ban Thị trường mở (FOMC) gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng với chủ tịch của 5 ngân hàng chi nhánh. Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực, đặt tại các thành phố lớn và các chi nhánh ngân hàng nhỏ hơn.  Do khi thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang, Hoa Kỳ được chia về mặt địa lý thành 12 Quận, mỗi Quận có một Ngân hàng Dự trữ được hợp nhất riêng biệt. 
  • Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)

Vai trò của FED đối với nền kinh tế thế giới

Đã có một thời gian nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ rơi vào các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là sự kiện “Hoảng loạn các chủ ngân hàng năm 1907”, khiến chỉ số chứng khoán giảm 50% và người người đổ xô đến ngân hàng để rút tiền, chính phủ Hoa Kỳ không thể kiểm soát được tình hình. Do vậy việc có một cơ quan đứng ra giám sát và điều tiết ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính là điều tất yếu. Đây cũng chính là động lực mạnh mẽ để Fed ra đời và đảm nhiệm các vai trò chủ chốt như: 

  • Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng. Nhằm mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn.
  • Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng để đảm bảo hệ thống tài chính và các ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng cũng như bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
  • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

Các công cụ tác động đến chính sách tiền tệ của FED

Fed là cơ quan duy nhất trên thế giới được phép in đồng đô la Mỹ và tăng giảm lãi suất tiền tệ. Vậy nên, các công cụ của Fed đều ít nhiều tác động trực diện đến chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, nếu bạn là một trader tham giao dịch ngoại hối thì càng không nên bỏ qua bất cứ động thái lớn nhỏ nào của cơ quan “thống trị chính sách tiền tệ” này.

Thứ nhất – thay đổi lãi suất: Fed thực hiện chính sách tiền tệ thông qua ảnh hưởng của cơ quan đối với lãi suất ngắn hạn, qua đó tác động đến các lãi suất khác và giá cả. Nếu đứng trước tình hình nền kinh tế suy yếu, Fed sẽ điều chỉnh cụ thể là giảm lãi suất nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế. Tương tự, nếu nếu nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, Fed có thể tăng lãi suất để làm giảm tổng cầu và hạn chế áp lực lạm phát.

Thứ hai – mua và bán trái phiếu chính phủ: Hành động mua chứng khoán dài hạn của FED đã làm giảm số lượng chứng khoán đang được cầm giữ bởi các nhà đầu tư. Điều này gây áp lực giảm lãi suất của các chứng khoán nêu trên và cũng tác động đến các mức lãi suất khác đang được áp dụng cho các khách vay là các cá nhân và doanh nghiệp, qua đó đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

Thứ ba – thiết lập lượng tiền mặt dự trữ: Fed có quyền chỉ định khối lượng tiền mặt dự trữ mà các ngân hàng nắm giữ. Vì nếu số lượng dự trữ lớn thì phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.

Mặc dù vậy, chính sách tiền tệ không phải là phương thuốc chữa được bách bệnh. Do đó, để chính sách tiền tệ phát huy được năng lực tốt nhất cần có sự phối hợp thực hiện bởi các chính sách khác như cải cách ngân sách liên bang một cách bền vững, cải cách thuế, cải thiện hệ thống giáo dục, hỗ trợ đổi mới công nghệ, và mở rộng thương mại quốc tế.

Lời kết 

Fed có nhiều quyền lực và ảnh hưởng hơn trên thị trường tài chính hơn bất kỳ cơ quan lập pháp nào. Các quyết định tiền tệ của Fed tác động mạnh mẽ và thường dẫn đường cho các quốc gia khác thực hiện các thay đổi chính sách tương tự. Vì vậy, các thông tin của Fed đưa ra là vô cùng hữu dụng với các nhà giao dịch trong việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Hy vọng với những kiến thức mà Đầu tư thông minh chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ quan đầy quyền lực này. 

ShareTweetPin
Ha Nguyen

Ha Nguyen

Bài viết liên quan

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask
Kiến Thức

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask

August 15, 2021
Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả
Kiến Thức

Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả

August 15, 2021
Bear market và Bull market là gì?
Kiến Thức

Bear market và Bull market là gì?

August 15, 2021
Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?
Kiến Thức

Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?

August 15, 2021
Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish
Kiến Thức

Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish

August 15, 2021
Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?
Kiến Thức

Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?

August 15, 2021
Next Post
Margin là gì? Làm thế nào để tránh margin call?

Margin là gì? Làm thế nào để tránh margin call?

Swap là gì? Công thức tính phí qua đêm trong forex

Swap là gì? Công thức tính phí qua đêm trong forex

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Được đề xuất

Hướng dẫn mở tài khoản XM chi tiết nhất 2021

Hướng dẫn mở tài khoản XM chi tiết nhất 2021

June 24, 2022
Bear market và Bull market là gì?

Bear market và Bull market là gì?

August 15, 2021
Trader là gì? Cách để trở thành một trader chuyên nghiệp

Trader là gì? Cách để trở thành một trader chuyên nghiệp

August 8, 2021

Được Xem Nhiều Nhất

  • Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Pip là gì? Giá trị 1 pip bằng bao nhiêu USD?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Deniex là gì? Sự thật về nguồn thu nhập thụ động 4.0

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • CJC Markets là gì? Đánh giá sàn CJC Markets mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Daututhongminh.com

Daututhongminh.com

Đầu Tư Thông Minh là trang web chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí.

XEM THÊM »

Bài Viết Mới

  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex
  • Martingale là gì? Có nên áp dụng Martingale trong forex không?
  • Rebate là gì? Các sàn forex uy tín có chương trình Rebate

Danh Mục

  • Hướng Dẫn
  • Kiến Thức
  • Kiến thức cơ bản
  • Sàn Giao Dịch

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?