Equity – là một thuật ngữ đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong từng lĩnh vực nói riêng. Từng ngữ cảnh khác nhau thì cách hiểu về equity cũng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung có thể hiểu là phần sở hữu của chủ tài sản đối với bất cứ loại tài sản nào sau khi số nợ liên quan đến tài sản đó đã được trả hết. Vậy trong forex, equity là gì? Có giống với cách hiểu này hay không? Làm thế nào để cải thiện equity trong forex? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Equity trong forex là gì?

Equity là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong forex, equity là vốn sở hữu của nhà đầu tư, là giá trị thực tế hiện tại của tài khoản giao dịch. Có nghĩa là, equity sẽ bao gồm số dư tài khoản (Balance) cộng với lợi nhuận/thua lỗ trôi nổi (Floating profit/loss) của tất cả các lệnh đang được giao dịch.
Vì floating profit/loss của các lên đang mở chưa được chốt, luôn biến động không ngừng khi lệnh của bạn còn giao dịch, nên equity sẽ luôn thay đổi. Chính vì thế, equity được gọi là số dư tức thời hay vốn sở hữu tức thời.
Ví dụ:
Bạn nạp tiền vào tài khoản 1000 USD vào tài khoản
Nếu chưa thực hiện bất cứ lệnh nào thì Balance sẽ là 1000 USD
Sau đó, bạn đặt 2 lệnh: 1 lệnh buy đối với cặp EURUSD và 1 lệnh sell với XAUUSD. Trong đó, lệnh buy đang lời 20 USD và lệnh sell đang lỗ 5 USD, thì floating profit/loss đang là 15 USD.
=> Equity hiện tại đang là 1015 USD. Khi đóng cả 2 lệnh ngay tại thời điểm đó thì equity cũng sẽ là balance: 1015 USD.
Trong forex, equity thể hiện số dư thực của tài khoản bao gồm cả lợi nhuận lẫn thua lỗ, chính vì thế bạn nên quan tâm nhiều hơn về equity thay vì balance.
Cách tính equity trên tài khoản
Equity là một đại lượng quan trọng mà trader cần phải chú ý đến, đặc biệt là cách tính equity trên tài khoản. Hiển nhiên là với trader chuyên nghiệp đã khá quen thuộc với những con số này, nhưng nếu bạn là trader mới nên hiểu rõ để phân biệt dễ dàng hơn bạn nhé!
Trường hợp tài khoản không có giao dịch mở
Nếu như bạn nạp tiền vào tài khoản mà chưa thực hiện bất kỳ một giao dịch nào khác thì lúc này vốn sở hữu đúng bằng số dư tài khoản.
Equity = Balance

Ví dụ: Bạn nạp vào tài khoản 10,000 USD. Sau đó vẫn chưa thực hiện bất kỳ thao tác đặt lệnh nào, thì equity = balance = 10,000 USD.
Trường hợp tài khoản đang có giao dịch mở
Nếu như bạn nạp tiền vào tài khoản và bắt đầu thực hiện các giao dịch đặt lệnh, thì equity sẽ được tính dựa trên lợi nhuận và thua lỗ trôi nổi (floating profit/loss) của tất cả các lệnh đang được mở. Và công thức để tính vốn sở hữu lúc này là:
Equity = Balance + Floating profit/loss

Ví dụ: Hiện tại, trong tài khoản của bạn còn 500 USD, bạn nạp vào thêm 1000 USD thì balance lúc này là 1500 USD. Nhưng sau đó, bạn mở một lệnh buy đối với cặp EURUSD và đang bị lỗ 15 USD, thì lúc này equity sẽ là 1485 USD. Nếu như vẫn chưa đóng lệnh thì equity sẽ liên tục thay đổi phụ thuộc vào khoản lợi nhuận hay thua lỗ hiện tại của bạn.
Như đã nhắc đến từ đầu equity thật sự rất quan trọng đối với tài khoản, như một thước đo an toàn cho túi tiền hiện tại của bạn.
- Nếu như equity lớn hơn balance nghĩa là tài khoản đang ở vùng an toàn, bạn cần phải phát huy điều này và phải có chiến lược giao dịch gia tăng nó lên cao hơn nữa.
- Nhưng ngược lại nếu equity thấp hơn nhiều so với balance thì hãy cẩn trọng, vì tài khoản của bạn đang hoặc sắp có vấn đề, những giao dịch bạn đang thực hiện có vẻ như không đem lại kết quả khả thi, nguy cơ cháy tài khoản đang đến gần.
=> Nhưng bên cạnh equity sẽ có khá nhiều anh em họ hàng có liên quan và có sự ảnh hưởng không thua kém gì đến tài khoản của bạn. Chắc chắn rằng việc tìm hiểu về mối quan hệ này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để vạch ra chiến lược giao dịch. Đừng bỏ lỡ những phần tiếp theo bạn nhé!
Mối quan hệ giữa equity và những đại lượng có liên quan
Khi đã hiểu được bản chất của equity bạn mới cảm thấy nó không đơn giản chỉ là vốn sở hữu tức thời, mà nó còn ảnh hưởng đến số tiền thực tế mà bạn sẽ cầm nắm trên tay. Đến đây, hẳn là những trader mới sẽ liên tục ngồi trước những giao dịch để xem tình trạng equity của mình hiện tại như thế nào đúng không? Thế nhưng, ngoài equity bạn cần quan tâm đến những đại lượng có mối quan hệ mật thiết nữa đó là margin, margin call, free margin và margin level.
Margin: hay tiền ký quỹ – là khoản tiền nhà đầu tư vay từ nhà môi giới để thực hiện lệnh giao dịch có sử dụng đòn bẩy. Hay hiểu một cách đơn giản, margin là một hình thức “đặt cọc” vay tiền để đầu tư hoặc mua tài sản.
Margin call: còn gọi lệnh gọi ký quỹ – là lệnh gọi của sàn môi giới khi mức ký quỹ của trader xuống dưới mức quy định với mục đích cảnh báo, thông báo với nhà đầu tư và yêu cầu nạp thêm tiền.
Free margin: dư ký quỹ – số tiền còn lại trong tài khoản giao dịch của trader sau khi đã sử dụng để đầu tư. Hiểu đơn giản, free margin là số tiền chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu (equity) và số tiền ký quỹ đã sử dụng (used margin).
Free Margin = Equity – Used Margin
Margin level: còn gọi mức ký quỹ hay tỷ lệ ký quỹ. Đây là tỷ lệ phần trăm giữa vốn chủ sở hữu và số tiền ký quỹ đã sử dụng. Margin level có đơn vị là phần trăm.
Margin level = Equity : Used Margin * 100%
- Khi margin level tăng, tức equity đang còn dư nhiều, tài khoản của trader nằm ở mức an toàn (> 100%) và có thể tiếp tục các giao dịch của mình.
- Khi margin level giảm xuống, nghĩa là equity đang bị giảm xuống dần, tài khoản đang nằm mức báo động (≤ 100%). Có nghĩa, bạn cần nạp thêm tiền vào tài khoản giao dịch để tiếp tục đầu tư. Hoặc bạn phải đóng các lệnh giao dịch đang lỗ.
Tóm lại, những thuật ngữ vừa nhắc đến có mối quan hệ sâu sắc với equity, chúng ta có thể hình dung những đại lượng này giống như những “con đập” bảo vệ equity của bạn. Vấn đề là bạn cần phải “dung hòa” làm sao những đại lượng này được an toàn, thì mới đảm bảo tài khoản của bạn được duy trì ở một mức tối đa nhất.
Vậy làm thế nào để bảo vệ và cải thiện equity trong forex? Hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo nhé!
Làm thế nào để cải thiện equity trong forex?

Mục đích chính của việc cải thiện hay bảo vệ equity chính là làm sao để nguồn vốn sở hữu luôn ở một mức cao, đảm bảo thu được lợi nhuận và thực hiện được những lệnh tiếp theo. Ngoài ra, cải thiện equity còn một mục đích khác đó là tránh tình trạng margin call và tệ nhất là stop out.
Xem thêm: Làm thế nào để tránh margin call?
Trước tiên, muốn cải thiện equity và ngay cả việc tránh margin call thì quan trọng nhất là quan tâm đến các lệnh đang mở của bạn. Các khoản lời/lỗ của tất cả các lệnh đang giao dịch ảnh hưởng trực tiếp đến equity, hơn nữa những khoản này vẫn còn trôi nổi trên thị trường, đến khi bạn đóng lệnh nó mới thực sự chính xác. Bởi vì, không phải một lệnh đang lỗ sẽ tiếp tục lỗ mãi và ngược lại một lệnh đang lời cũng không thể nào lời mãi được. Chính vì thế, mấu chốt của vấn đề ở đây chính là thời điểm đóng lệnh sao cho phù hợp.
- Với những trader mới, tâm lý không thể chấp nhận thua lỗ nên họ sẽ thường treo các lệnh đang lỗ rất lâu mà không hề biết trước một manh mối nào của thị trường để chờ cơ hội lật ngược tình thế. Cứ như thế, thấy equity càng giảm thì sẽ càng nóng lòng, nhưng không dám đóng lệnh vì đã thua lỗ quá nhiều. Nhưng đối với những lệnh lời thì họ sẽ đóng ngay lập tức khi thấy có được một ít lợi nhuận.
- Với những trader chuyên nghiệp thì ngược lại, họ sẽ đặt niềm tin vào những lệnh đang lời, luôn tin rằng nó sẽ còn tăng cao hơn nữa. Còn với những lệnh bắt đầu lỗ thì sẽ cắt ngay lập tức để không làm ảnh hưởng đến những lệnh đang lời.
=> Từ 2 trường hợp trên, chúng ta có thể thấy rằng thời điểm chốt lời và cắt lỗ đúng lúc rất quan trọng. Mặc dù bạn đã có chiến lược cụ thể, phải tới mức đó bạn mới có thể tối đa hóa lợi nhuận, nhưng thị trường lại đột ngột thay đổi thì bạn phải thay đổi kế hoạch để tránh tình huống xấu nhất. Ngoài ra, điều cần thiết là bạn phải điều chỉnh được tâm lý khi giao dịch, không nên để cảm xúc tác động lên lý trí, khi đó bạn sẽ tỉnh táo để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, kiến thức và kinh nghiệm giao dịch cũng chính là một vũ khí lợi hại giúp bạn phân tích thị trường, phán đoán giá cả đóng lệnh ngay tại “thời điểm vàng” cải thiện equity tối đa nhất.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, Đầu tư thông minh đã mang đến thêm một kiến thức cần thiết về equity. Thuật ngữ này không chỉ đơn giản là vốn sở hữu mà bên trong nó còn có rất nhiều vấn đề cần phải khai thác. Từ đây, bạn đã có thêm một “mẹo nhỏ” nữa để thêm vào chiến lược giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công!