Đầu tư forex là kênh đầu tư không phải bàn về độ hot nhưng cũng gây ra tranh cãi về tính pháp lý của hình thức này. Nếu như ở kênh đầu tư chứng khoán được Nhà nước bảo hộ và cho phép kinh doanh, vậy thì đầu tư forex có hợp pháp không? Quy định của pháp luật về forex tại Việt Nam như thế nào?
Đầu tư forex là gì?
Forex là gì?
Forex (Foreign Exchange) hay FX nghĩa là ngoại hối, đây là thị trường phi tập trung có quy mô rất lớn và là nơi diễn ra hoạt động trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia trên toàn cầu.
Đầu tư forex là gì?
Đầu tư forex hay kinh doanh ngoại hối là hoạt động mua/bán các loại ngoại tệ trên thị trường forex và lợi nhuận được tính dựa trên sự chênh lệch của tỷ giá. Không giống như các thị trường khác chỉ kiếm lời trong dài hạn, đầu tư forex có thể lợi nhuận trong ngắn hạn bất kể biến động tăng hay giảm giá nếu có chiến lược phân tích thị trường chính xác.

Đầu tư forex có hợp pháp không?
Đầu tư forex là hình thức đã hình thành từ rất nhiều năm về trước và được thực hiện trên các nước có nền kinh tế phát triển. Trước kia, thành phần tham gia vào forex là các Ngân hàng Trung ương, quỹ đầu tư,… có dòng vốn hóa lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của mạng internet, các nhà đầu tư nhỏ, lẻ với vốn thấp vẫn có thể tham gia đầu tư forex trực tuyến thông qua các sàn môi giới.
- Đối với các tổ chức tín dụng ngân hàng
Đầu tư forex một phần là kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, một phần quan trọng hơn là nhằm đảm bảo yếu tố cung cầu về ngoại tệ của các hoạt động giao thương cũng như chính sách quản lý ngoại hối của Chính quyền Nhà nước tại quốc gia đó. Như vậy, đầu tư forex đối với tổ chức tín dụng ngân hàng là hoàn toàn hợp pháp.
- Đối với nhà đầu tư nhỏ, lẻ
Đầu tư forex trên các quốc gia khác nhận được sự bảo chứng từ các cơ quan tổ chức tài chính quản lý các sàn forex. Theo đó, nếu nhà đầu tư gặp bất kỳ tranh chấp nào đối với sàn, ngoài việc được xử lý bởi bên thứ ba, họ còn được bồi thường với khoản tiền dựa trên quy định của giấy phép hoạt động tại sàn forex mà họ đang tham gia. Hơn nữa, các cơ quan quản lý tài chính trên còn có rất nhiều điều kiện khắt khe bắt buộc các sàn forex để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Vì vậy, đầu tư forex đối với nhà đầu tư trên các quốc gia là không vi phạm pháp luật.
Quy định của pháp luật về forex tại Việt Nam
Pháp luật về forex tại Việt Nam quy định hoạt động kinh doanh ngoại hối chịu sự điều chỉnh của các văn bản sau:
- Pháp lệnh ngoại hối.
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định này thay thế Nghị định 96/2014 và có hiệu lực từ ngày 31/12/2019).
- Luật các tổ chức tín dụng.
- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.
- Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong đó, tại Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối về Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.
Tại Điều 23. Mục 7. Chương II của Nghị định 88/2019/NĐ-CP: xử lý vi phạm các quy định về hoạt động ngoại hối:
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đô la Mỹ đến dưới 10.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đô la Mỹ đến dưới 10.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Và các khung hình phạt từ 20.000.000 đến 250.000.000, các hình thức phạt bổ sung khác dành cho những hành vi vi phạm hoạt động ngoại hối nghiêm trọng hơn.
Tại Điều 2. Thông tư 20/2011/TT-NHNN: quy định về đối tượng được mua bán, trao đổi ngoại tệ:
- Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
- Đối với các mục đích hợp pháp khác quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng.
- Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Đầu tư forex tại Việt Nam có hợp pháp không?

Đối với sàn môi giới Việt Nam
Theo Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam như các điều luật được trích trên, các công ty, tổ chức kinh doanh ngoại hối chưa có bất kỳ văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Forex đã được cấp phép ở Việt Nam chưa?
Hiện tại, Nhà nước chưa có bất kỳ văn bản nào công nhận cho các sàn forex Việt Nam hoạt động hợp pháp. Đồng nghĩa với việc tất cả các sàn forex tại Việt Nam đều hoạt động chui, tức hoạt động trái phép.
Như vậy, nếu như bị phát hiện, các sàn chui đó sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 250.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm. Hơn nữa, nếu đó là sàn forex lừa đảo dưới hình thức chiếm đoạt tài sản, án phạt sẽ phải chịu được quy sang trách nhiệm hình sự.
Đối với nhà đầu tư Việt
Vì cá nhân muốn tham gia trao đổi ngoại tệ trên thị trường Việt Nam phải thỏa mãn các mục đích sử dụng như trong Thông tư. Thế nhưng, đầu tư forex không nằm trong các mục đích sử dụng mà pháp luật quy định. Như vậy, các trader Việt tham gia đầu tư forex là phạm pháp không được bảo vệ trước những trường hợp xảy ra tranh chấp với sàn môi giới.
Tuy nhiên, chính vì tính chất của thị trường forex là dễ tham gia, vốn hóa nhỏ, lợi nhuận đầu tư hấp dẫn mà không ít nhà đầu tư đã bất chấp giao dịch.
Với tốc độ mọc lên như nấm các sàn forex trên thị trường ngoại hối hiện nay, trong đó không phải tất cả đều là sàn môi giới uy tín mà sẽ trà trộn đâu đó rất nhiều sàn forex lừa đảo, nếu không tìm hiểu kỹ mà bị mời gọi bởi các sàn forex này, trader rất dễ bị ôm lệnh hoặc nuốt tiền dẫn đến tình trạng trắng tay.
Như vậy, nếu bạn vẫn muốn đồng hành cùng kênh đầu tư này, hãy lưu ý lựa chọn những sàn forex uy tín quốc tế, minh bạch và được cấp phép bởi các cơ quan tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như NFA, FSA Nhật, FINMA Thụy Sỹ, ASIC, FCA,… đặc biệt quan trọng phải đọc thật kỹ các chính sách quy định của sàn, chính sách bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi cho người chơi tham gia tại sàn bạn nhé!
Dưới đây là một số sàn forex được trader đánh giá là các sàn forex uy tín, nếu bạn muốn tham gia đầu tư forex, bạn có thể tham khảo để lựa chọn sàn forex cho mình.
Top sàn forex uy tín trên thế giới
Sàn forex uy tín | Năm thành lập | Giấy phép | Đòn bẩy tối đa | Mức nạp tối thiểu |
2008 | FCA, CySEC, FSA | 1:vô cực | Từ 1 USD | |
2007 | ASIC, FCA, CySEC | 1:500 | Từ 200 USD | |
2005 | FCA, CySEC, BaFin, IFSC | 1:500 | Từ 1 USD | |
2009 | ASIC, CySEC, IFSC | 1:888 | Từ 5 USD | |
2011 | FCA, CySEC, FSCA, FSC | 1:1000 | Từ 200 USD |
Xem thêm: Đánh giá sàn Exness, IC Markets, XTB, XM, FXTM
Lời kết
Forex là nơi chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài lẫn bên trong dẫn đến các biến động không ngừng trên thị trường. Vì vậy, đầu tư forex trông có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi quá trình lâu dài cộng với độ nhạy bén trong việc phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật của một forex trader. Bạn cần am hiểu nhiều hơn, học hỏi và cập nhật nhiều kiến thức hơn để tiếp cận với thị trường forex hiệu quả hơn.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về tính pháp lý của đầu tư forex và đã có quyết định cho riêng mình. Chúc bạn thành công!