CFD hình thức đầu tư phổ biến bậc nhất hiện nay kiếm lợi nhuận nhờ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một loại tài sản mà không cần sở hữu tài sản đó. Hiểu cơ bản là thế nhưng để hiểu rõ hơn về bản chất của một hợp đồng CFD là gì, bạn cần phải tham khảo thêm qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
CFD là gì?
CFD là từ viết tắt của Contracts for Difference – Hợp Đồng Chênh Lệch. Hợp đồng CFD được cung cấp bởi các nhà môi giới (brokers) cho phép các nhà đầu tư (trader) thực hiện giao dịch nhờ vào khoảng chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh mà không cần sở hữu tài sản. Chính nhờ vào sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán nên lợi nhuận hay thua lỗ trong một hợp đồng CFD cũng được quyết định bởi yếu tố này.

CFD là một công cụ giao dịch phái sinh dưới dạng hợp đồng, một phương thức phổ biến để các nhà đầu tư có thể tham gia trên các thị trường tài chính. Mà không cần thật sự sở hữu tài sản trên hợp đồng hay có thể mở những vị thế lớn hơn chỉ với số tiền nhỏ nhờ vào giao dịch đòn bẩy.
Cách thức hoạt động của hợp đồng CFD?
Như vậy, nếu nói một cách đơn giản thì giao dịch CFD là hình thức kiếm lợi nhuận từ xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường.
Một hợp đồng được chấp thuận buộc các nhà giao dịch phải trải qua các bước cơ bản sau:
- Tìm kiếm lựa chọn sàn CFD uy tín
- Mở tài khoản giao dịch tại sàn CFD.
- Tải và đăng nhập phần mềm giao dịch CFD
- Chọn tài sản mà trader muốn giao dịch.
- Dự đoán giá tài sản sẽ tăng hay giảm. Nếu bạn nghĩ rằng giá của tài sản sẽ tăng lên, có thể mở một vị thế mua (long). Ngược lại, nếu nghĩ giá của tài sản sẽ giảm xuống, bạn có thể mở một vị thế bán (short).
- Chọn chốt lời hoặc cắt lỗ dựa trên sự chênh lệch giá của tài sản
Ngoài ra, giao dịch CFD còn có một lợi thế siêu ưu việt mà không thể tìm thấy ở các giao dịch truyền thống khác. Đó chính là cho phép trader giao dịch 2 chiều trên 1 loại tài sản. Tức là thay vì chỉ Buy dựa trên sự tăng giá để kiếm lợi nhuận thì bạn hoàn toàn có thể Sell khi tài sản đó giảm giá.
VD: Nhà giao dịch mua 1 CFD Vàng với giá hiện tại là 1730 đô la/ounce với hy vọng rằng Vàng sẽ tăng cao hơn trong tương lai và có thể thu về lợi nhuận, nên quyết định đặt 1 lệnh “Buy” . Vài ngày sau Vàng tăng lên thành 1760 USD/ounce. Trader quyết định đóng lệnh và thu lời được 30 USD/ounce.
Ngược lại, nếu vàng không tăng như kỳ vọng mà giảm xuống 1710 USD/ounce, nhà giao dịch lo sợ vàng có thể giảm hơn nữa nên quyết định đóng lệnh, mặc dù đã thua lỗ nhưng nó chỉ dừng lại ở mức 20 USD/ounce.
Một số đặc điểm của hợp đồng CFD
CFD ngày càng trở thành một trong những sự lựa chọn phổ biến của nhà đầu tư với một số đặc điểm riêng biệt như:
- CFD hay hợp đồng chênh lệch thực chất là 1 sản phẩm phái sinh
- Giao dịch CFD không cần sở hữu tài sản trên hợp đồng.
- Có hỗ trợ đòn bẩy giúp giao dịch CFD số tiền lớn hơn.
- Lãi hoặc lỗ của hợp đồng CFD chỉ được tính khi trader thực sự đóng lệnh.
Các loại nền tảng giao dịch CFD?

Thông qua các nhà môi giới, CFD có thể được giao dịch trên những nền tảng phổ biến nhất, trong đó có MT4 và MT5.
Bạn có thể hoàn toàn an tâm khi giao dịch tại các nền tảng này. Bởi chúng được trang bị mọi công cụ cần thiết để bạn có thể giao dịch CFD bao gồm hơn 50 chỉ báo kỹ thuật và công cụ đồ thị, hỗ trợ đa khung thời gian và giao dịch chỉ bằng một cú click chuột.
Để thuận tiện hơn bạn có thể giao dịch trên các ứng dụng di động những ứng dụng này cho phép bạn theo dõi các khoản lãi/lỗ trong thời gian thực từ bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.
Các loại tài sản trong giao dịch CFD?
Thị trường CFD cung cấp cả một kho tàng sản phẩm bao gồm toàn các lĩnh vực như:
- CFD Cổ phiếu: Các mã cổ phiếu đến từ các công ty lớn mạnh trên thế giới như Amazon, Alibaba, Apple, Microsoft, American Express,…
- CFD Chỉ số chứng khoán: Các chỉ số chứng khoán được giao dịch phổ biến như SP500, UK100, US30, AUS220, EU50, UK100 ….
- CFD Năng lượng: cho phép trader trên toàn thế giới mua bán Dầu thô, gas,…
- CFD Kim loại quý: Bao gồm Vàng, Bạc, Đồng,…
- CFD Hàng hóa: Giao dịch các sản phẩm khác nhau bao gồm hàng nông sản là coffee, cao su, ngô, bông, đậu nành,…
- CFD Ngoại tệ: nhóm sản phẩm được giao dịch nhiều nhất với các cặp tiền phổ biến như EUR/USD, USD/JPY, USD/CHF, GBP/USD, GBP/JPY….
- CFD Tiền điện tử: cho phép giao dịch các đồng tiền có vốn hóa lớn như BTC, ETH, XLM, XRP, DASH ….
Đòn bẩy được sử dụng giao dịch CFD

Công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà giao dịch CFD, có thể giao dịch ở một vị thế lớn mà không cần bỏ ra quá nhiều số vốn ban đầu giúp mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.
Đòn bẩy trong CFD thường được các sàn forex cung cấp cao hơn so với các giao dịch truyền thống giúp nhà đầu tư có thể bỏ ra chi phí thấp hơn. Nếu sử dụng mức đòn bẩy càng cao, số tiền ký quỹ mà các nhà giao dịch bỏ ra để mở một vị thế càng nhỏ và ngược lại.
Tuy nhiên, đòn bẩy sẽ hỗ trợ rất tốt, thu về lợi nhuận lớn với những ai làm chủ được nó ngược lại công cụ này sẽ thể hiện mặt trái còn lại khi khuếch đại khoản thua lỗ lớn hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp khi giao dịch và đảm bảo không vượt quá khả năng của mình.
Chi phí giao dịch CFD?
Phí Spread
Không có bữa ăn nào là miễn phí cả, tương tự khi giao dịch CFD, bạn cần phải trả phí spread, phí được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán mà sàn forex (trung gian kết nối) thu từ bạn.
Như vậy, nếu mở lệnh mua (hay vị thế long) thì giá của tài sản cơ sở phải lớn hơn mức spread thì giao dịch mới có lợi nhuận ngược lại nếu nhỏ hơn thì bạn sẽ phải trả một khoản thua lỗ.
Phí Hoa hồng (Commission)
Nguồn thu nhập khác sàn thu từ trader đó chính là Phí hoa hồng, ngay khi vào lệnh tức là bạn phải trả một mức phí hoa hồng cho 2 chiều là đóng và mở lệnh, chứ không phải vào lệnh sàn thu một lần và đóng lệnh thì thu tiếp.
Tuy nhiên, đôi khi vẫn có một số tài khoản không mất phí hoa hồng nhưng bạn đừng nên vội mừng vì chi phí đó đã được sàn tính vào phí spread. Đó là lý do không có bữa ăn nào là hoàn toàn miễn phí cả. Vì thế, không cần biết giao dịch thắng hay thua, thì phí spread và phí hoa hồng sẽ là 2 khoản tiền chính mà trader sẽ phải trả cho các nhà môi giới để thực hiện giao dịch.
Ưu-Nhược điểm thị trường CFD
Ưu điểm thị trường CFD
Sở dĩ giao dịch CFD ngày càng phổ biến và được ưa chuộng hiện nay có lẽ nhờ vào các ưu điểm mà hợp đồng CFD mang đến như:
- Không cần nắm trong tay tài sản thực: Nhờ vào sự biến động của chênh lệch giá mà bạn chỉ cần bỏ ra một số vốn, không cần nắm trong tay tài sản vẫn có thể mang về lợi nhuận một cách hiệu quả.
- Có thể kiếm lợi nhuận 2 chiều: Khác với giao dịch truyền thống mua thấp, bán cao giao dịch CFD không chỉ cho phép trader mua thấp, bán cao mà còn có thể chờ thời điểm giá cao để thực hiện bán. Lợi thế này giúp nhà đầu tư có thể tối ưu lợi nhuận 2 chiều một cách hiệu quả.
- Hỗ trợ đòn bẩy tài chính: Với mức đòn bẩy cao từ 1:500, 1:100, 1:2000, bạn chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ là có thể giao dịch CFD một cách dễ dàng.
- Giao dịch ở bất kỳ đâu, lúc nào: Thị trường CFD hoạt động 24/5, khối lượng giao dịch lớn, tính thanh khoản cao tạo điều kiện giao dịch rất tốt cho bạn có thể trade ở bất cứ đâu, khi nào mà không giới hạn thời gian, địa điểm và cả số vốn.
Nhược điểm thị trường CFD
Dù là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu điểm nổi bật, song thị trường này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến giao dịch sản phẩm phái sinh này.
- Rủi ro cao: Đòn bẩy giúp bạn có thể giao dịch với số vốn nhỏ nhưng cũng là con dao 2 lưỡi luôn kề bên bạn và sẵn sàng giết chết bạn ngay tại thị trường. Điều quan trọng là bạn nên chọn mức đòn bẩy phù hợp cũng như có các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả để bảo vệ an toàn cho tài khoản.
Lời kết
So với các kênh giao dịch truyền thống thì giao dịch CFD có những lợi thế rất vượt trội như giao dịch cả 2 chiều tăng và giảm giá, chi phí đầu tư thấp nhờ công cụ đòn bẩy và có thể giao dịch bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào. Tuy vậy, hình thức này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có nhiều kiến thức, kỹ năng giao dịch có thể cháy tài khoản. Vì vậy, trước khi quyết định tham gia giao dịch CFD bạn cần trang bị kiến thức, độ am hiểu về thị trường để có thể dự đoán một cách chính xác xu hướng giá và thu về lợi nhuận.