Giao dịch chứng khoán, forex, tiền điện tử ngày càng trở thành kênh đầu tư tài chính nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Broker – sàn môi giới chính là nơi kết nối các nhà giao dịch xích lại gần nhau hơn. Vậy broker là gì? Làm sao để lựa chọn được một broker uy tín? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cùng làm rõ.
Broker là gì?
Broker còn gọi nhà môi giới, sàn giao dịch là tổ chức trung gian đóng vai trò kết nối những nhà đầu tư – những người mua/bán các sản phẩm ngoại hối lại với nhau. Nghĩa là thay vì nhà đầu tư phải ra ngân hàng để đổi ngoại tệ, thì bạn chỉ cần thông qua broker là đã có thể thực hiện trao đổi, mua bán rất nhiều loại ngoại tệ mà không cần tốn quá nhiều thời gian, sức lực.

Broker là một thuật ngữ quen thuộc trong giới đầu tư tài chính như forex. Tuy nhiên, vẫn đang còn không ít nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ về bản chất của broker. Hãy tham khảo phần tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn nhé.
Phân loại broker trên thị trường forex
Trên thị trường forex, có 2 loại broker cơ bản là Dealing Desk (DD) và No Dealing Desk (NDD). Mỗi loại forex broker sẽ có những ưu điểm khác nhau, thích hợp với nhu cầu giao dịch khác nhau của các trader.

Broker Dealing Desk (DD)
Đây là những nhà tạo lập thị trường (Market maker), sở hữu sẵn tính thanh khoản. Do đó, phí giao dịch ở các broker này thường ở mức cố định.
Khi khách hàng muốn bán, broker DD sẽ đóng vai trò là bên mua; khi khách hàng muốn mua, họ sẵn sàng vai trò bên Bán. Nghiệp vụ giao dịch “đối ứng” này đã giúp cân bằng cung-cầu của thị trường. Vì vậy, các broker DD còn được gọi là nhà tạo lập thị trường.
Một số đặc điểm nổi bật của các broker Dealing Desk có thể kể đến như:
- Các broker luôn giao dịch đối ứng trực tiếp với các khách hàng của họ.
- Thực hiện khớp lệnh tại các mức giá có lợi cho chính broker bằng việc mua giá thấp, bán giá cao
- Khách hàng hiếm khi được giao dịch với mức giá thật sự của thị trường.
- Broker thuộc nhóm tạo lập thị trường hoàn toàn có cơ hội để thao túng thị trường, tự làm giá để khớp lệnh mà không căn cứ vào giá thực sự.
- Các công ty môi giới cũng có khả năng bị thua lỗ khi giao dịch “đối ứng”.
Broker No Dealing Desk (NDD)
Như tên gọi của chính các broker cho thấy, sàn forex No Dealing Desk không chuyển các lệnh giao dịch của khách hàng qua sàn giao dịch. Nghĩa là, các broker chỉ liên kết các bên đầu tư lại với nhau mà không hề nhận giao dịch đối ngược với khách hàng.
Hiểu 1 cách đơn giản, các broker dạng NDD giống như một cây cầu họ chỉ khớp hai giao dịch ngược nhau được đặt bởi hai nhà giao dịch khác nhau.
Sàn NDD có 2 dạng là STP hoặc STP + ECN.
Cùng nhìn lại một số điểm khác nhau giữa broker Dealing Desk và No Dealing Desk:
Đặc điểm | Dealing Desk | No Dealing Desk |
Khái quát chung | Là các nhà tạo lập thị trường (Market maker) | Là các nhà môi giới chuyển lệnh lên các thị trường có tính thanh khoản cao (STP hay ECN hoặc cả hai) |
Spread | Cố định | Biến động |
Hình thức hoạt động | Broker thực hiện đối lập vị thế giao dịch với nhà đầu tư | Là cầu nối giữa nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp ngoại hối lớn (STP) hoặc giữa cả các nhà giao dịch khác (ECN) |
Cách xác định giá | Nhân tạo | Giá xác định bởi tổ chức cung cấp ngoại hối (STP) hoặc từ các nhà giao dịch khác (ECN) |
Khớp lệnh | Lệnh được khớp bởi các broker và lần lượt theo thứ tự | Lệnh được khớp tự động |
Broker kiếm tiền như thế nào?
Nhiệm vụ chính của các broker chính là cầu nối giữa bên mua và bên bán. Vì thế, lợi nhuận của broker được tính bằng các chi phí thu về từ các nhà đầu tư.
Phí chênh lệch – spread
Spread là khoản chênh lệch giữa giá bán (giá Bid) và giá mua (giá Ask) của một cặp tiền tệ.
Ví dụ:
- Tỷ giá của cặp XAU/USD là 1799.25/1799.55
- Tương ứng với mức giá bán là 1799.25, giá mua là 1799.55
- Như vậy spread = 1799.55 – 1799.25 = 0.30 = 30 pips
Như vậy, có thể thấy spread càng ít, chi phí giao dịch càng thấp và ngược lại.
Với một nhà đầu tư mới, bạn sẽ nghĩ rằng spread không hề quan trọng đối với lợi nhuận giao dịch. Nhưng khi đã quen dần với các giao dịch tại broker nào đó, bạn sẽ nhận ra phí spread là một trong những chi phí vô cùng quan trọng, nhất là những trường hợp thị trường biến động mạnh, giãn spread.
Phí hoa hồng – commission
Như chính tên gọi của phí hoa hồng với công việc môi giới của khác broker, phí hoa hồng là một trong những loại phí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của sàn forex. Phí commission phụ thuộc vào khối lượng giao dịch của trader. Giá trị giao dịch càng cao thì phí hoa hồng càng thấp. Tuy nhiên, hiện nay đã có những broker uy tín free cả phí hoa hồng cho các khách hàng.
Phí qua đêm – swap
Phí qua đêm là phí nhà đầu tư phải trả cho broker khi thực hiện lệnh giao dịch qua đêm. Vì thế, với những trader theo lối đầu tư lướt sóng thì không cần quan tâm đến mức phí này.
Các loại phí là một trong những tiêu chí để trader lựa chọn broker giao dịch. Tuy nhiên, đó chưa phải duy nhất, còn có rất nhiều yếu tố khác. Vậy có những tiêu chí nào để lựa chọn một broker uy tín?
Làm sao để lựa chọn broker uy tín?

- Hệ thống pháp lý: một sàn forex uy tín sẽ có được sự cấp phép quản lý của các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu thế giới như ASIC, CySEC, FCA,…Khi broker được đảm bảo bởi các cơ quan uy tín, các hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra minh bạch, công khai, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho trader.
- Đa dạng tài khoản, nền tảng, sản phẩm giao dịch: với bất cứ một trader mới vào nghề hay nhiều kinh nghiệm khi sàn cung cấp đa dạng các loại tài khoản, nền tảng, sản phẩm giao dịch, trader sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn. Từ đó, trader sẽ có những chiến lược giao dịch phù hợp, lâu dài tại broker đó.
- Các loại phí hợp lý: như đã nói ở trên, các loại phí là nguồn doanh thu của broker. Tuy nhiên, khi ngày càng xuất hiện nhiều broker hơn trên đấu trường forex thì bên được lợi chính là khách hàng. Các broker sẽ thi đua cắt giảm chi phí giao dịch để lôi kéo và giữ chân nhà đầu tư. Vì thế, hãy tìm kiếm các broker thu phí giao dịch ở mức “chấp nhận được”.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: tất nhiên, một broker uy tín sẽ hết mực yêu thương khách hàng, mang đến cho nhà đầu tư những trải nghiệm về sản phẩm lẫn dịch vụ một cách tốt nhất.
- ….
Top broker tốt nhất dành cho người mới bắt đầu
Hiện nay, trên thị trường forex, số lượng broker ngày một đông, “thật giả lẫn lộn”. Vì thế, trader cần tìm hiểu thật kỹ càng trước khi lựa chọn sàn giao dịch. Sau đây là 1 số broker đã nhận được lượng khách hàng đông đảo trên toàn cầu lẫn Việt Nam bạn có thể tham khảo.
Lời kết
Broker là một thành phần không thể thiếu khi bạn tham gia đầu tư forex. Mỗi broker đều có những đặc điểm, ưu thế riêng biệt để lôi cuốn nhà đầu tư. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cho mình một sàn môi giới uy tín thì hãy tìm hiểu, cân nhắc thật chắc chắn trước khi quyết định. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ nắm rõ “broker là gì?” và những kiến thức xoay quanh broker. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến broker hay kiến thức forex hãy bình luận ngay bên dưới để Đầu tư thông minh giải đáp giúp bạn nhé!