Breakout là một chiến lược giao dịch cơ bản và phổ biến được rất nhiều trader sử dụng bởi tính chất Breakout mang lại lợi nhuận rất lớn, nhưng kèm theo đó là rủi ro tiềm ẩn khó lường. Nếu bạn quan tâm đến chiến lược Breakout, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro đó và giải thích rõ Breakout là gì? Đồng thời sẽ cung cấp cho bạn các chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả.
Breakout là gì?
Breakout có nghĩa là đột phá. Trong forex, hiện tượng breakout xảy ra khi giá thị trường phá vỡ một vùng giá cố định hoặc vùng giá tích lũy ngang, hay nói cách khác là phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Breakout thể hiện biến động của khối lượng giao dịch và giá sẽ có xu hướng thay đổi trong tương lai gần, khi đó nhà đầu tư sẽ thực hiện buy khi giá phá trên mức kháng cự và sell khi giá phá dưới mức hỗ trợ để kiếm thêm lợi nhuận cho đến khi thị trường hạ nhiệt.
Có mấy loại Breakout trong forex?
Có 2 loại Breakout: True Break và False Break. Hay hiểu đơn giản nghĩa là Breakout thật và Breakout giả.
True Break – Breakout thật
True Break hay Breakout thật xảy ra ngay tại đường hỗ trợ và kháng cự và cho biết một tín hiệu sắp có sự thay đổi xu hướng giá, sau đó giá sẽ di chuyển tiếp tục như khi Breakout hình thành. Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này để vào lệnh và tìm kiếm cơ hội

False Break – Breakout giả
False Break hay Breakout giả là hiện tượng giá vượt qua các mức hỗ trợ và kháng cự, nhưng sau đó giá không đi theo hướng Breakout hình thành mà sẽ trở lại vùng giá tích lũy ban đầu hoặc đi ngược lại. Nhà đầu tư có thể bị thua lỗ khi phán đoán sai về Breakout.

Như vậy, bài toán nan giải ở đây là làm thế nào để trader có thể nhận biết được Breakout thật để tận dụng cơ hội và nhận biết Breakout giả để tránh rủi ro?
Làm thế nào để nhận biết Breakout thật và Breakout giả?
Thực tế, không có phương pháp nào có thể nhận định chính xác 100%, nhưng nhờ việc sử dụng các chỉ báo và một chút phân tích kỹ thuật có thể giúp tăng mức độ thành công cho trader và tránh được trạng thái “đu đỉnh” hoặc “đu đáy”.
Chú ý khối lượng giao dịch
- Nếu tại thời điểm Breakout xuất hiện mạnh mẽ đồng thời khối lượng giao dịch cũng tăng cao thì rất có khả năng xảy ra Breakout thật.
- Nếu tại thời điểm Breakout xuất hiện, giá thị trường biến động mạnh nhưng khối lượng giao dịch thấp hoặc không có sự thay đổi thì rất có thể đó là Breakout giả.

Sử dụng chỉ báo RSI
Khi trader xác định Breakout nghĩa là đang tìm kiếm sự phá vỡ giá với một đà tăng/giảm. Chỉ báo RSI giúp bạn xác nhận xu hướng và nếu xu hướng đó có dấu hiệu mạnh lên nghĩa là đà tăng/giảm đang từng bước hình thành. Vì thế, nếu sự phá vỡ giá sắp xảy ra thì chỉ báo RSI sẽ được thể hiện ở mức cao hơn.

Sử dụng khung thời gian lớn
Khung thời gian (timeframe) lớn như H4, D1 thường ít gây nhiễu và có độ chính xác cao hơn các khung thời gian nhỏ như M1, M5, M30. Lựa chọn một khung thời gian hợp lý cũng là một phương pháp giúp bạn rất nhiều trong việc hạn chế gặp phải Breakout giả.
Nhận biết được chính xác Breakout giả và thật là ưu điểm rất lớn cho trader. Bởi hiện nay giao dịch theo Breakout đang là xu hướng giao dịch khá phổ biến, nhưng không có nghĩa là nó đơn giản nếu như bạn chẳng may gặp phải Breakout giả.
Theo tâm lý đa số trader hiện nay, mỗi khi hiện tượng Breakout xảy ra, họ thường bị rơi vào “bẫy” của tín hiệu giao dịch breakout khi chưa phân tích kỹ càng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trader nhận biết được breakout thật và giả nhưng lại không có kế hoạch giao dịch cụ thể. Vậy chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả là gì?
Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả
Xác định tỷ lệ Risk:Reward
Vì lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, ưu điểm lớn nhất mà Breakout mang lại là lợi nhuận rất cao, nên rủi ro là điều khó tránh khỏi. Như vậy, khi quyết định giao dịch theo Breakout, hãy xác định tỷ lệ Risk:Reward để trả lời cho câu hỏi có nên đầu tư hay không. Và tỷ lệ an toàn để bạn vào lệnh có thể đến 1:4 hoặc 1:5, nếu cảm thấy vẫn không ổn thì tốt nhất bạn nên tìm cơ hội đầu tư tiềm năng khác.
Thiết lập mục tiêu lợi nhuận
Dựa vào kỹ năng quản lý nguồn vốn của mình, hãy đặt một lệnh chờ stop loss (cắt lỗ) ở mức phá vỡ để bảo toàn nguồn vốn nếu chẳng may phán đoán sai và gặp Breakout giả.
Cần nhiều xác nhận hơn cho Breakout thật
Thực tế trong forex trading, trường hợp xảy ra Breakout giả thường nhiều hơn Breakout thật. Vì vậy, bạn nên có thật nhiều tín hiệu để xác nhận chính xác rằng Breakout thật chắc chắn xảy ra bằng cách sử dụng thêm các chỉ báo như Fibonacci Retracements và Pivot points, hay các đường trending line,… để hạn chế tối đa rủi ro mà bạn phải gánh cho tài khoản của mình.
Chia nhỏ lệnh giao dịch
Chiến lược này được xem như cách mà bạn kết hợp để “đối phó” với cả Breakout thật và Breakout giả. Việc chia nhỏ ra thành nhiều lệnh giao dịch có thể giúp bạn có cơ hội vừa đón đầu với Breakout giả, vừa bảo toàn nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro và tất nhiên lợi nhuận sẽ giảm bớt. Ví dụ:
- Lệnh 1: Đặt theo breakout và lệnh chiếm 20% – 30% khối lượng giao dịch của tổng các lệnh, đặt mức stop loss gần vùng hỗ trợ và kháng cự để đảm bảo lệnh của bạn được an toàn. Như vậy, nếu Breakout thật – bạn có lời và Breakout giả – rủi ro sẽ không đáng kể.
- Lệnh 2: Đặt tại ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, nếu giá đi ngược thì vẫn cao hoặc thấp hơn lệnh ban đầu.
- Lệnh 3: chỉ đặt nếu bạn xác nhận được tín hiệu chính xác của giá và xu hướng breakout thật xảy ra cao và sau khi xảy ra Breakout giá sẽ vượt qua điểm quay đầu.
Bạn có thể đặt nhiều lệnh hơn tương tự với các lệnh trên, khối lượng giao dịch nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của bạn, và đừng quên đặt stop loss để bảo đảm an toàn cho nguồn vốn bạn nhé!
Lời kết
Hy vọng với bài viết trên của Đầu Tư Thông Minh đã giúp bạn nắm rõ Breakout là gì và chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả. Bên cạnh lý thuyết, bạn đừng quên cập nhật các tin tức, sự kiện kinh tế vì nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thị trường cũng như hỗ trợ bạn dự đoán xu hướng Breakout chính xác nhất nhé. Chúc các bạn thành công!