Daututhongminh.com
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế
No Result
View All Result
Daututhongminh.com
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

Arbitrage là gì? Tìm hiểu kinh doanh chênh lệch giá

My Trinh by My Trinh
August 12, 2021
Reading Time:10 mins read
Arbitrage là gì? Tìm hiểu kinh doanh chênh lệch giá

Trong giao dịch forex, mục đích chính của nhà đầu tư đó là thu được một nguồn lợi nhuận như mong đợi. Ngoài những giao dịch thông thường ra, bạn cần tìm hiểu thêm một hình thức giao dịch khác cũng mang lại hiệu quả không kém đó chính là Arbitrage. Vậy Arbitrage là gì? Rủi ro của giao dịch chênh lệch giá như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất cả những kiến thức này, hãy cùng theo dõi bạn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

Flash Crash là gì? Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash

Bullish là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả trên thị trường Bullish

Arbitrage là gì?

Arbitrage – kinh doanh dựa trên sự chênh lệch giá, là một chiến lược cho phép nhà đầu tư được sử dụng rộng rãi tại các sàn forex hiện nay. Cụ thể, giao dịch arbitrage tạo ra khả năng thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá, tức là mua một sản phẩm bất kỳ ở thị trường này khi có giá thấp và bán ra ở một thị trường khác có giá cao hơn. 

Để dễ hiểu hơn, chúng ta thử lấy ví dụ nhé!

Ví dụ thực tế:

Bạn là một hướng dẫn viên nội địa tự do, với một tour du lịch Nha Trang – Đà lạt 4 ngày 4 đêm, lịch trình và các địa điểm tham quan là như nhau, nhưng ở mỗi trang lại có giá chào bán khác nhau: 

  • Tại Zoomtravel có giá là 1,950,000 VND
  • Tại Phongcachviettravel có giá là 2,290,000 VND

Như vậy, bạn sẽ quyết định chọn tour tại Phongcachviettravel với giá là 2,290,000 VND để bán lại cho khách hàng của mình và thực hiện việc hướng dẫn. Kết quả là nếu bán được 10 tour bạn sẽ thu được lợi nhuận 279,000 VND/tour (10 tour – lời 2,790,000 VND). 

Thêm một ví dụ khác:

Giá cổ phiếu của công ty A được giao dịch ở mức 4.5 USD trên 1 cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán New York, cũng cùng công ty A nhưng giá cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán London lại có giá 5 USD (mức giá theo đồng Bảng Anh). 

Nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá sẽ quyết định chọn mua cổ phiếu của công ty A tại sàn giao dịch New York và bán ra tại sàn giao dịch London, lợi nhuận mang lại sẽ là 0.5 USD trên 1 cổ phiếu.

Không chỉ phổ biến trong forex, arbitrage còn được viết đến trong cả thị trường chứng khoán và đặc biệt là bitcoin. 

Từ định nghĩa và những ví dụ ở trên, nhiều người sẽ cho rằng arbitrage không khác gì với hình thức đầu cơ. Vậy sự thật là gì? Hãy tiếp tục theo dõi những phần tiếp theo nhé!

Các hình thức kinh doanh chênh lệch giá

Hiện nay, có rất nhiều hình thức kinh doanh chênh lệch giá, nhưng trong thị trường forex sẽ có 2 hình thức chính được nhắc đến đó là: Arbitrage 2 điểm và Arbitrage 3 điểm.

Arbitrage 2 điểm

Hình thức kinh doanh chênh lệch giá 2 điểm được thực hiện khi có sự chênh lệch giá của những sản phẩm, cụ thể là những cặp tiền tệ ở 2 thị trường forex khác nhau. 

Ví dụ 1: 

Giả sử tại ngân hàng A và ngân hàng B tại nơi bạn sinh sống niêm yết tỷ giá giữa đồng bảng Anh và đôla Mỹ như sau:

  • Ngân hàng A: GBP/USD = 1.3808/1.3810 (Giá bid – Giá ask)
  • Ngân hàng B: GBP/USD = 1.3811/1.3813 (Giá bid – Giá ask)

Lúc này, nhà đầu tư nhận thấy giá mua vào của ngân hàng A thấp hơn giá bán ra của ngân hàng B chính vì thế đã quyết định liếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá này bằng cách: 

  • Mua lại đồng bảng Anh theo giá ask của ngân hàng A
  • Bán đồng bảng Anh theo giá bid của ngân hàng B

=> Lợi nhuận thu được là 0.0001 USD

Như vậy, mua với khối lượng càng nhiều thì sẽ thu được càng nhiều lợi nhuận. 

Ví dụ 2: Nhà đầu tư giao dịch trên cả 2 sàn forex khác nhau, vì thế sẽ có 2 tài khoản khác nhau. Nên đã nhận thấy sự chênh lệch giá của cặp tiền EURUSD, cụ thể:

  • Sàn forex A: có tỷ giá cặp EURUSD là 1.1709/1.1710 (Giá bid – Giá ask)
  • Sàn forex B: có tỷ giá cặp EURUSD là 1.1711/1.1712 (Giá bid – Giá ask)

Để thực hiện chiến lược kinh doanh chênh lệch giá, trader đã:

  • Mua 10 lot EURUSD tại sàn forex A (tương đương 1,000,000 USD), sẽ nhận được 1,171,000 đơn vị EURUSD theo giá ask.
  • Sau đó, bán tất cả 10 lot này cho sàn forex B với giá bid bạn sẽ nhận được 1,171,100 đơn vị EURUSD. 

=> Lợi nhuận thu về sẽ là 100 USD/lot và 10 lots sẽ là 1,000 USD

Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến nếu như giao dịch tại sàn forex, bạn sẽ phải mất một khoản phí spread. Trường hợp tại 2 sàn đều áp dụng spread cho cặp EURUSD là 0.1 pip và không tính phí commission, giao dịch 10 lots tại 2 sàn sẽ mất 20 USD, như vậy tổng lợi nhuận của nhà đầu tư là 980 USD. 

Như vậy, khi thực hiện arbitrage trên sàn giao dịch forex bạn phải chịu mất những phí sau: phí chênh lệch (Spread), phí hoa hồng (Commission).

Arbitrage 3 điểm

Mới nhìn vào hình thức Arbitrage 3 điểm, có thể chúng ta sẽ cảm thấy khó hiểu và phúc tạp. Nhưng khi đã nắm được tính chất và cách hoạt động của nó sẽ thấy khá đơn giản. Arbitrage 3 điểm là sự so sánh 3 cặp tỷ giá khác nhau trên 3 thị trường khác nhau, nhưng giữa chúng sẽ có một mối liên kết nhất định. 

Ví dụ: 

Từ sơ đồ tam giác trên:

  • Tại sàn forex A, EURUSD có tỷ giá: 0.8171
  • Tại sàn forex B, EURGBP có tỷ giá: 1.1910
  • Tại sàn forex C, GBPUSD có tỷ giá, 1.4650

Trader thực hiện giao dịch trên sự chênh lệch giá với việc thực hiện các lệnh theo thứ tự như trên sơ đồ thì sẽ thu được lợi nhuận là 25,406 USD

Những rủi ro của giao dịch Arbitrage

Từ những ví dụ trên, có thể bạn sẽ thấy kinh doanh trên sự chênh lệch giá là một điều khá đơn giản và cơ hội nhận được lợi nhuận là rất cao. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy, một vấn đề được nhắc đến đó là bạn cần phải bỏ ra một số vốn kha khá, vì hiện nay sự chênh lệch giá giữa các sàn forex không thực sự cao. Vì thế, nếu muốn có lãi lớn nhất thiết bạn phải đầu tư mạnh tay, đồng thời trừ đi một số chi phí giao dịch thì lợi nhuận còn lại mới nhiều được. 

Bên cạnh đó, Arbitrage cần phải có sự so sánh giá giữa 2 sàn với nhau, trường hợp bạn không nắm bắt được cơ hội, hay quá trình so sánh diễn ra không linh hoạt, chênh lệch giá trở về bằng 0 nghĩa là bạn tuột mất thời cơ. Không những thế, đôi khi sẽ chịu thua lỗ vì phải mất phí giao dịch và thị trường thay đổi đột ngột đối với lệnh hiện tại. 

Nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng bạn không thể ngờ rằng Arbitrage còn chứa những rủi ro dưới đây:

Rủi ro về cạnh tranh

Những trader nhỏ lẻ dường như rất khó có thể giao dịch Arbitrage, vì hình thức kinh doanh này chỉ phù hợp với những “ông trùm” khét tiếng, có nguồn vốn thật sự dồi dào, và tất nhiên với việc kiếm lợi nhuận dễ dàng như vậy thì độ cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Nếu như bạn đánh đổi chấp nhận đấu với những gã khổng lồ đó kiếm lợi nhuận thì chắc chắn rằng rủi ro nhận lại cũng sẽ rất cao. 

Rủi ro về trượt giá

Nếu như đã biết đến trượt giá – sự chênh lệch giữa giá dự kiến đặt lệnh và giá thực tế lúc đặt lệnh. Vì có sự so sánh giữa 2 thị trường, nếu như bạn giao dịch không đúng thời điểm hay giao dịch tại những thời điểm xảy ra hiện tượng trượt giá sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Giá cả dự định thực hiện ban đầu của bạn đều bị phá vỡ. 

Rủi ro thanh khoản

Khi lựa chọn giao dịch chênh lệch giá, bạn phải hiểu một điều rằng lệnh bạn thực hiện cần phải có người mua và người bán sẵn sàng ở đó chấp nhận. Nếu như trường hợp giá của bạn đưa ra trong một thị trường có thanh khoản kém, nghĩa là lượng người mua/bán không cao, sẽ dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng hoặc thua lỗ. 

Lời kết

Arbitrage – một chiến lược kinh doanh có thể nói là mang đến cho nhà đầu tư một nguồn lợi nhuận hơn cả so với đầu cơ. Nhưng không nên như thế mà bạn bất chấp thị trường, lao đầu vào để làm giàu. Có thể đây là một cách kiếm tiền tiềm năng, nhưng phải khẳng định rằng nó thật sự rủi ro. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu về Arbitrage một cách chi tiết nhất và biết được mình có nên giao dịch với hình thức này hay không. Chúc bạn thành công!

ShareTweetPin
My Trinh

My Trinh

Bài viết liên quan

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask
Kiến Thức

Bid và Ask là gì? Các yếu tố tác động đến giá Bid và giá Ask

August 15, 2021
Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả
Kiến Thức

Day Trading là gì? Chiến lược giao dịch Day Trading hiệu quả

August 15, 2021
Bear market và Bull market là gì?
Kiến Thức

Bear market và Bull market là gì?

August 15, 2021
Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?
Kiến Thức

Equity là gì? Làm thế nào để cải thiện Equity trong forex?

August 15, 2021
Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish
Kiến Thức

Bearish là gì? Cách nhận biết thị trường Bearish

August 15, 2021
Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?
Kiến Thức

Trượt giá là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá?

August 15, 2021
Next Post
Sideway là gì? Cách giao dịch với thị trường Sideway

Sideway là gì? Cách giao dịch với thị trường Sideway

Scalping là gì? Cách trade scalping hiệu quả nhất

Scalping là gì? Cách trade scalping hiệu quả nhất

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Được đề xuất

NordFX là gì? Đánh giá sàn NordFX mới nhất

NordFX là gì? Đánh giá sàn NordFX mới nhất

June 24, 2022
IC Markets là gì? Đánh giá sàn IC Markets chi tiết nhất

IC Markets là gì? Đánh giá sàn IC Markets chi tiết nhất

June 24, 2022
Hướng dẫn nạp rút tiền sàn FBS

Hướng dẫn nạp rút tiền sàn FBS

June 24, 2022

Được Xem Nhiều Nhất

  • Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    Top 10 sàn forex uy tín và phổ biến nhất ở Việt Nam

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Pip là gì? Giá trị 1 pip bằng bao nhiêu USD?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Deniex là gì? Sự thật về nguồn thu nhập thụ động 4.0

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • CJC Markets là gì? Đánh giá sàn CJC Markets mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Daututhongminh.com

Daututhongminh.com

Đầu Tư Thông Minh là trang web chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí.

XEM THÊM »

Bài Viết Mới

  • Hedging là gì? 3 chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong forex
  • Martingale là gì? Có nên áp dụng Martingale trong forex không?
  • Rebate là gì? Các sàn forex uy tín có chương trình Rebate

Danh Mục

  • Hướng Dẫn
  • Kiến Thức
  • Kiến thức cơ bản
  • Sàn Giao Dịch

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Phân Tích
  • Kiến Thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn Giao Dịch
  • Hướng Dẫn
  • Lịch Kinh Tế

Copyright © 2021 DAUTUTHONGMINH.COM - All Rights Reserved

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?